19/05/2014 08:47 GMT+7

Tăng tốc luyện thi vào lớp 10

NGUYỄN ANH HOÀNG(giáo viên môn toán Trường THCS Nguyễn Du, Q.1)
NGUYỄN ANH HOÀNG(giáo viên môn toán Trường THCS Nguyễn Du, Q.1)

TT - Chỉ còn một tháng nữa, hơn 70.000 học sinh lớp 9 ở TP.HCM sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đầy cam go với con số đã được báo trước: hơn 12.000 thí sinh rớt khỏi lớp 10 công lập.

C7LeGKQN.jpgPhóng to
Lớp luyện thi môn tiếng Anh ở Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: Hoàng Hương

Điều này cộng với đặc điểm năm đầu tiên toàn TP thực hiện thi tuyển (trước đây một số quận, huyện được xét tuyển vào lớp 10) đã khiến các sĩ tử và cả giáo viên, phụ huynh lo lắng...

Luyện... từ lớp 6

Cần có thời gian “thẩm thấu”

“Ngay từ đầu học kỳ II của chương trình lớp 9, nhiều phụ huynh đã tìm giáo viên dạy luyện thi cho con em mình với yêu cầu tăng cường cho các em làm bài tập. Theo tôi, dù có “luyện” với giáo viên giỏi, dù học sinh có tư chất thông minh thật sự thì cũng cần thời gian tự ôn bài, tự rèn luyện, tự làm bài tập để có thể “thẩm thấu” những kiến thức, kỹ năng đã được học. Tôi thấy có nhiều gia đình cho con em đi học luyện thi suốt từ sáng đến tối với nhiều giáo viên khác nhau. Điều này chưa chắc đã có lợi vì vô tình chúng ta biến các em thành những “người thợ giải toán”, khi vào phòng thi các em mang theo kiến thức của ông thầy chứ không phải của mình. Thực tế các năm qua cũng cho thấy nhiều em mất điểm ở những bài toán lạ: người ra đề thay đổi chút ít so với các bài học sinh đã học khi luyện thi là các em chịu thua do thiếu sự linh hoạt, sáng tạo”.

Ngay sau khi hoàn tất các bài kiểm tra cuối học kỳ II, N.T.Phương - học sinh lớp 9 ở quận Bình Thạnh - bắt tay ngay vào chương trình luyện thi lớp 10. Lịch học của Phương dày đặc suốt cả tuần: sáng ôn thi ở trường THCS, chiều luyện thi tại một trung tâm, còn buổi tối học với giáo viên. Mong ước của Phương và gia đình là đậu vào lớp chuyên toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. “Năm trước điểm chuẩn vào lớp 10 toán Lê Hồng Phong quá cao, tính ra mỗi môn phải đạt 9 điểm mới đậu nên em rất lo. Mới đầu em định học kèm buổi tối với một giáo viên toán. Tuy nhiên ba mẹ em không yên tâm, sợ tiếng Anh và ngữ văn điểm thấp thì cũng rớt...” - Phương giải thích về việc “đi luyện suốt ngày” của mình.

Được đầu tư bài bản hơn, ba mẹ của Đ.T.H.Hải (nhà ở quận 10) cho con đi “luyện” ngay từ lớp 6 tại một cơ sở bồi dưỡng văn hóa nổi tiếng ở quận 1. Theo quan điểm của gia đình Hải: “luyện thi” cũng phải có cái “nền” kiến thức từ các lớp dưới. Thế nên mặc dù ban ngày Hải đã học sáng - chiều trong trường chính khóa, bốn năm nay cứ một tuần ba buổi tối, dù trời mưa ba Hải cũng cần mẫn chở con đến trung tâm học thêm. Mới đây, trung tâm luyện thi “tăng tốc” bằng cách yêu cầu học sinh ngày nào cũng phải đi học để tập trung giải các đề thi của những năm trước, ba Hải vẫn tự nguyện làm “tài xế” cho con.

Theo ghi nhận của chúng tôi, thời điểm này hầu hết các trường THCS trên địa bàn TP đều đã mở lớp ôn thi vào lớp 10 cho học sinh lớp 9 của trường mình. Như ở Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh), lớp ôn thi vào lớp 10 được thực hiện ngay sau ngày 1-5. “Chúng tôi mở lớp giảng dạy vào buổi sáng để buổi chiều học sinh có thời gian ôn lại bài hoặc đi học thêm ở nơi khác theo nhu cầu của gia đình. Nhưng một số phụ huynh yêu cầu trường dạy cho các em hai buổi/ngày với lý do kỳ thi sắp tới rất căng thẳng, có đến hơn 10.000 em rớt nên phải “luyện” nhiều - bà Nguyễn Thị Chúc, hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, kể - Nhà trường phải trấn an phụ huynh rằng toàn TP như vậy nhưng riêng với quận Bình Thạnh thì không đáng ngại lắm: cả quận có hơn 5.000 học sinh tốt nghiệp THCS thì chỉ tiêu vào lớp 10 công lập của các trường THPT đóng trên địa bàn quận đã có 4.400 chỉ tiêu. Đó là chưa tính số học sinh sẽ dự thi vào trường chuyên”.

Và mặc dù Trường Lê Văn Tám vẫn giữ nguyên quan điểm chỉ luyện cho học sinh một buổi/ngày nhưng để phụ huynh yên lòng, nhà trường thông báo về kế hoạch ôn thi: đội ngũ giáo viên là các thầy cô có uy tín, giàu kinh nghiệm trong việc ôn tập cho học sinh thi vào lớp 10. Cứ hai tuần, trường lại cho học sinh làm bài kiểm tra với hình thức, nội dung đề kiểm tra tương tự đề thi tuyển sinh lớp 10 của các năm trước. Sau kỳ kiểm tra này, em nào bị hổng kiến thức sẽ được giáo viên bồi dưỡng riêng hoặc chuyển qua lớp phụ đạo để các thầy cô tập trung “chăm sóc”...

Luyện theo... trình độ

Ở Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), các lớp luyện thi khai giảng ngày 5-5. “Ngày thường chúng tôi có 12 lớp 9, nhưng khi ôn thi cần giảm sĩ số còn hơn 30 học sinh/lớp nên bây giờ chúng tôi có 15 lớp - ông Đoàn Hữu Khánh, hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thông tin thêm - Căn cứ vào điểm kiểm tra học kỳ II của học sinh (giáo viên cũng nhân hệ số 2 cho môn toán, ngữ văn; hệ số 1 cho môn ngoại ngữ), nhà trường sẽ xếp lớp ôn thi theo trình độ của từng em. Ngoài giờ học buổi sáng, những học sinh giỏi sẽ được bồi dưỡng thêm hai buổi chiều/tuần để thi vào trường chuyên hoặc những trường tốp đầu; những học sinh có kỹ năng làm bài chưa tốt cũng học thêm ba buổi chiều/tuần để các thầy cô phụ đạo. Trong quá trình ôn thi, nếu học sinh tiến bộ sẽ được chuyển lớp ôn thi có trình độ cao hơn hoặc ngược lại cho đúng với năng lực của các em”.

Theo hiệu trưởng các trường THCS, không phải chỉ có học sinh thi vào trường, lớp chuyên mới “chạy sô luyện thi” (vừa luyện ở trường chính khóa, vừa luyện ở các trung tâm luyện thi hoặc ở nhà giáo viên, hoặc cả hai như trường hợp N.T.Phương đã kể ở trên) mà có nhiều học sinh không thi vào lớp chuyên cũng “chạy sô” để mong thi đậu vào trường THPT mình yêu thích. Điều này thể hiện rất rõ tại cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng - trung tâm luyện thi được nhiều phụ huynh tín nhiệm hiện nay. Bà Đàm Lê Đức, phó hiệu trưởng cơ sở này, cho hay: “Hiện chúng tôi có hơn 500 học sinh luyện thi vào lớp 10 chuyên thì song song đó có hơn 400 học sinh luyện thi nhưng không có nguyện vọng thi vào lớp 10 chuyên”.

Cần được định hướng phân luồng từ sớm!

Đông đảo phụ huynh từ các trường trung học trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM đã đến tham dự ngày hội “Tuyển sinh lớp 10 - hướng nghiệp và phân luồng” được tổ chức tại Trường THCS Ngô Tất Tố sáng 18-5. Ngày hội do báo Giáo Dục và Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận phối hợp tổ chức. Mục đích nhằm giúp phụ huynh có nhận định đúng về phương pháp phân luồng để giúp học sinh tìm ra con đường phù hợp nhất với khả năng của mình.

Ngày nay, có rất nhiều chương trình đào tạo khác bên cạnh hệ phổ thông chính quy như hệ đào tạo 9+3 (học trong thời gian ba năm có được bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc và chứng chỉ nghề tự chọn), bổ túc văn hóa, học nghề... nhằm tạo điều kiện học tập cho công nhân cũng như tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho học sinh. “Không phải ai tốt nghiệp tú tài cũng đậu đại học. Không phải ai tốt nghiệp đại học cũng có việc làm. Có khoảng 18.000 cử nhân đang thất nghiệp trong cả nước vì thực lực và bằng cấp không tương xứng” - PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, khoa tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ.

Những lời giao lưu, chia sẻ của các chuyên gia đến từ các trường đại học trên cả nước nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể thông cảm, lắng nghe ý kiến của học sinh, tránh tình trạng bắt ép con em làm theo ý mình để xảy ra những trường hợp bỏ học không mong muốn.

NGUYỄN ANH HOÀNG(giáo viên môn toán Trường THCS Nguyễn Du, Q.1)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp