17/05/2018 15:05 GMT+7

Tăng thuế xăng dầu kịch khung, cơ chế thị trường nên phải chấp nhận?

NGUYỄN HẢI
NGUYỄN HẢI

TTO - Thuế xăng dầu tăng kịch khung, đánh trực tiếp vào túi tiền của người dân, doanh nghiệp. Ý kiến phản đối nhiều, nhưng cũng có người đồng tình: Cơ chế thị trường thì phải chấp nhận thôi!

Tăng thuế xăng dầu kịch khung, cơ chế thị trường nên phải chấp nhận? - Ảnh 1.

Thuế xăng được đề nghị tăng kịch khung lên 4.000 đồng/lít - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, bày tỏ sự thất vọng trước đề xuất tăng lên kịch khung của Bộ Tài chính.

"Ngành vận tải hàng hóa đang trong tình trạng cung vượt cầu nên việc tăng giá cước là rất khó. Các doanh nghiệp vận tải đang xin nhà nước giảm thuế phí để bù lỗ còn chưa được giờ lại đề xuất tăng thuế xăng dầu lên 4.000 đồng/lít thì doanh nghiệp vận tải chỉ từ lỗ đến lỗ, có thể nhiều doanh nghiệp sớm phải giải thể", ông Quản than thở.

Theo ông Quản, việc tăng thuế này là "đánh" trực tiếp vào túi tiền của dân. Bây giờ nếu nhà nước chịu bỏ tiền ra để bình ổn thị trường xăng dầu sẽ tránh được tình trạng lạm phát trong tương lai.

"Bây giờ xăng dầu tăng giá, vận tải tăng giá, các loại vật giá đều tăng theo giá xăng dầu…những hệ lụy này chắc chắn xảy ra, mình đã biết vậy rồi sao không chặn ngay từ đầu?" ông Quản đặt câu hỏi.

Tăng thuế xăng dầu kịch khung, cơ chế thị trường nên phải chấp nhận? - Ảnh 2.

Xăng dầu tăng giá có khả năng tác động đến giá vận tải. Trong ảnh: bốc hàng hóa lên xe vận chuyển từ Đà Lạt về TP.HCM - Ảnh: MAI VINH

Ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Công ty Vinamit - đánh giá trong quá trình hội nhập, một loạt thuế phí nhập khẩu được cắt giảm nên dễ dàng nhận thấy khi nguồn thu giảm, Bộ Tài chính sẽ tìm các nguồn thu khác bù vào như tăng thuế VAT, thuế tài sản... 

Ông Viên nhấn mạnh tốc độ đào thải doanh nghiệp hiện rất nhanh và đề nghị cần lưu ý điều này để cân nhắc thu sao cho hợp lý. 

"Tất nhiên người tiêu dùng sẽ là người gánh chịu cuối cùng" - ông Viên nói.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, tỏ ra không hề bất ngờ trước đề xuất này và cho rằng việc tăng thuế là cần thiết nhưng phải có độ trễ nhất định, Bộ Tài chính phải cân nhắc và tính toán rất kỹ.

Giải thích lý do việc tăng thuế là cần thiết, ông Thanh cho biết, hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng, nhiều mặt hàng thuế xuất nhập khẩu về không, nguồn thu giảm đi rất nhiều nên phải quay về thu nội địa để cân đối ngân sách.

"Việc này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp vận tải, nhưng cơ chế thị trường thì phải chấp nhận thôi. Các doanh nghiệp vận tải giờ chủ yếu là tư nhân chứ nhà nước có trợ giá gì nữa đâu, cho nên họ phải tự cân đối thu chi, nếu tăng giá mà khách hàng, đối tác không chịu thì phải tính toán lại", ông Thanh cho biết.

Tăng thuế xăng dầu kịch khung, cơ chế thị trường nên phải chấp nhận? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, dẫn con số gỗ nhập khẩu một năm về Việt Nam khoảng 8 triệu tấn, xuất đi khoảng 10 triệu tấn.

"Từ các cảng biển về các nhà máy sản xuất khoảng 100km, như vậy, chỉ cần mỗi lít xăng tăng 1.000 đồng thì chi phí vận tải đã tăng lên không biết bao nhiêu mà kể, trong khi giá bán không tăng được xu nào vì đơn hàng nhập khẩu đã chốt từ quý 4 năm 2017, xuất khẩu cũng ký từ quý 1 năm 2018 rồi, phải ký trước một năm đơn hàng mới ổn định", ông Quyền than.

Ông Nguyễn Huy Độ, Giám đốc Maketing Công ty cổ phần thép Việt - Ý cho biết, về mặt cá nhân, ông ủng hộ việc tăng thuế xăng dầu.

"Nếu tăng thuế mà hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế phương tiện cá nhân, tăng đầu tư cho công cộng thì tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng, tức chỉ tăng thêm 1.000 đồng thì chẳng đáng gì cả. Chưa hết, một số nước trong WTO vẫn vin vào cớ là Việt Nam có trợ cấp xăng dầu, là một trong các động thái để trợ cấp cho nền kinh tế nên họ không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường", ông Độ nói.

Ông Độ cho biết, doanh nghiệp của ông hoạt động xuất nhập khẩu khá sôi động, vì thế việc đề xuất tăng thuế này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng ảnh hưởng là ảnh hưởng chung cho cả nền kinh tế chứ có ảnh hưởng riêng 1 doanh nghiệp nào đâu?

"Vấn đề là tiền thuế thu được từ việc tăng thuế này là để bảo vệ môi trường, đầu tư công hay để trả nợ nước ngoài?" ông Độ đặt câu hỏi.

Về tác động đến người dân khi tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, ông Nguyễn Văn Phụng, vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính), cho biết ban soạn thảo đánh giá tiêu dùng của các hộ gia đình có giảm tương ứng theo các nhóm dân cư.

Theo đó, nhóm dân cư có thu nhập thấp sẽ phải chi thêm 22.000 đồng/tháng, còn nhóm có thu nhập cao, mức tăng chi cao nhất là khoảng 130.000 đồng/tháng khi tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

Tăng thuế xăng dầu: hộ chi thêm cao nhất 130.000 đồng/ tháng

TTO - Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vẫn được đề xuất tăng lên kịch khung: xăng 4.000 đồng/lít, dầu 2.000 đồng/lít vì giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam thấp xếp thứ 47 trong tổng số 167 quốc gia.

NGUYỄN HẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp