07/08/2020 08:00 GMT+7

​Tăng đề kháng, lá chắn phòng dịch bùng phát

KIM UYÊN
KIM UYÊN

Tập thể dục, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái, dinh dưỡng cân đối... là điều cần làm để giữ sức khỏe, tăng đề kháng trước làn sóng COVID-19 thứ hai.

Trước nguy cơ bùng phát dịch trở lại, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), tăng cường sức đề kháng cho gia đình là một trong những việc làm rất quan trọng. Sức đề kháng giống như "hàng rào bảo vệ" cho cơ thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh, trong đó có SARS-CoV-2. Dưới đây là những thói quen cần có để chủ động phòng COVID-19 cho gia đình.

Tăng cường vận động

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tăng cường vận động, rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe phòng dịch bệnh trong tình hình mới.

Để tránh nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2, cả nhà nên chọn nơi tập luyện an toàn; có thể vận động tại gia với bài tập, thời lượng phù hợp độ tuổi của từng thành viên. Một số bài tập như leo cầu thang, co duỗi chân tay, nhảy dây, luyện cơ bắp và giữ thăng bằng...

Tập thể dục, thể thao giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, thể lực được nâng cao, từ đó có thể phòng được nhiều bệnh. Người không thường xuyên vận động, chơi thể thao dễ bị mệt mỏi, sức đề kháng yếu, khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập thì khả năng chống chọi cũng kém hơn.

Ngủ đủ giấc

Theo bác sĩ Thu Hậu, cả nhà nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, nhất là khi có dịch như hiện nay. Ngủ đủ giấc, ngủ sâu giống như "sạc pin" cho cơ thể, giúp phục hồi, tái tạo năng lượng, lúc tỉnh dậy bạn sẽ thấy khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái. Giấc ngủ sâu còn tạo cơ hội cho tế bào bạch cầu hoạt động tốt và "bắt" các tác nhân gây bệnh.

Người lớn nên ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Trẻ nhỏ tùy độ tuổi, có thể ngủ ít nhất 8 tiếng với học sinh cấp 3, 9-10 tiếng với cấp 2 và cấp 1, ít nhất 11 tiếng với trẻ 1-3 tuổi và ít nhất 12 tiếng với trẻ nhũ nhi, dưới 3 tháng tuổi ngủ khoảng 14-17 tiếng mỗi ngày. Nên ngủ trước 21h.

Bên cạnh giấc ngủ về đêm, giấc ngủ trưa ngắn tạo cơ hội cho cơ thể nghỉ ngơi giữa ngày, sau thời gian làm việc, vui chơi, vận động... Cần ngủ trong môi trường yên tĩnh và thoáng khí, vì chất lượng của giấc ngủ cũng rất quan trọng.

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng, stress khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút dễ khiến vi khuẩn, virus tấn công. Tinh thần thư thái giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả hơn với các tác nhân gây bệnh.

Buông bỏ áp lực trong công việc, học hành và dành thời gian bên gia đình cũng là cách để gia đình sống vui, khỏe. Không nhất thiết phải ra ngoài, cả nhà có thể vui chơi trong khuôn viên gia đình, trồng cây xanh tại ban công, chơi với thú cưng, xem chương trình giải trí... để duy trì lối sống tích cực thời dịch.

"Không nên quá lo sợ, căng thẳng trước thông tin về COVID-19. Bình tĩnh, giữ tinh thần lạc quan, chủ động phòng bệnh, tăng cường đề kháng cho bản thân và gia đình, mới là điều quan trọng nhất hiện giờ", bác sĩ Thu Hậu nói.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối

Để tăng sức đề kháng, cả nhà cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, cung cấp đủ bốn nhóm chất cơ bản. Trong đó, chất đạm cần chú trọng vì giúp tạo kháng thể, chất dẫn truyền thần kinh, chất kháng viêm...

Chất béo vừa cung cấp năng lượng vừa có vai trò trong hoạt động của hệ miễn dịch, nhất là chất béo không no như trong mỡ cá, các loại hạt giàu béo (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương, đậu phộng và các loại đậu...). Cá và các loại hạt này cũng giàu vitamin E chống oxy hóa, và giàu magne giúp giảm stress, giàu selen giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Để hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng cường, cả nhà nên chăm sóc đường ruột bởi đây là nơi tập trung phần lớn tế bào miễn dịch của cơ thể. Đường ruột chỉ khỏe mạnh khi có đủ lợi khuẩn. Sự có mặt của các lợi khuẩn giúp ức chế hại khuẩn, cản trở sự phát triển tác nhân gây bệnh, kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng, chống chọi bệnh tật...

Trong nhóm vitamin và khoáng chất, vi lượng, vitamin A tăng tác động của tế bào bạch cầu; vitamin C hỗ trợ sản xuất interferon cho tế bào bạch cầu hoạt động; kẽm, selen... cũng cần thiết cho hệ miễn dịch.

Bác sĩ Thu Hậu cho biết, bổ sung probiotic từ bên ngoài vào là cách hiệu quả để tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột, nhưng cần đúng cách, cần chọn loại lợi khuẩn có khả năng sống sót khi đi qua môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày. Một trong những chủng lợi khuẩn được nghiên cứu và kiểm chứng trên thế giới về khả năng sống sót cao sau khi qua dạ dày, giúp cơ thể tăng đề kháng là L.Casei 431 của Tập đoàn Chr. Hansen (Đan Mạch).

​Tăng đề kháng, lá chắn phòng dịch bùng phát - Ảnh 2.

Sữa chua uống men sống là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào, giúp tăng đề kháng

Hiện nay, tại Việt Nam, loại lợi khuẩn này được ứng dụng trong sữa chua uống men sống Probi. Probi là thành tựu hợp tác của Vinamilk và Chr. Hansen (Đan Mạch) - một trong những chuyên gia men vi sinh và lợi khuẩn hàng đầu châu Âu.

Probi được sản xuất tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men, và sử dụng nguyên liệu tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex. Sản phẩm chứa 20 tỷ lợi khuẩn L.Casei 431 giúp đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ hệ miễn dịch và góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể; được Tổng hội Y học Việt Nam khuyên dùng.

​Tăng đề kháng, lá chắn phòng dịch bùng phát - Ảnh 3.

Nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam năm 2016 đã chứng minh Probi giúp tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là cảm cúm

Trong 3 năm liên tiếp (từ tháng 6-2017 đến tháng 5-2020), Probi được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam trong ngành hàng sữa chua uống men sống theo Neilsen Việt Nam.

KIM UYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp