06/06/2012 08:11 GMT+7

Tăng cường quan hệ với các đối tác quân sự

MỸ LOAN - T.N.
MỸ LOAN - T.N.

TT - Sau Singapore, Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta kết thúc chuyến thăm châu Á tại Ấn Độ nhằm tái khẳng định “lợi ích của Mỹ trong việc xây dựng mối quan hệ an ninh mạnh mẽ với Ấn Độ” - báo Times of India nhận định.

4uWalmmv.jpgPhóng to
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (trái) gặp thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại văn phòng thủ tướng ở New Delhi - Ảnh: AFP

Ngày 5-6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã thảo luận với các quan chức cấp cao của Ấn Độ, trong đó có Thủ tướng Manmohan Sighn, Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony, Cố vấn an ninh quốc gia Shivshankar Menon.

Cùng mối quan tâm

Ngày 5-6, Nhân Dân nhật báo cảnh báo việc Washington tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương có thể làm rạn nứt mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vẫn với luận điệu cố hữu tự mô tả mình là kẻ bị ức hiếp, báo này viết: “Rõ ràng những ý kiến chung đang vang lên khắp châu Á - Thái Bình Dương đều cho rằng chiến lược của Mỹ là nhắm vào Trung Quốc. Bởi Mỹ luôn luôn xem Trung Quốc là mục tiêu của mình”.

Báo này dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân phản ứng việc Mỹ tăng cường hạm đội hải quân ở châu Á - Thái Bình Dương là không chính đáng và yêu cầu Washington tôn trọng những lợi ích của Bắc Kinh ở khu vực này.

"Xét về mặt chiến lược, chúng tôi coi Ấn Độ là đối tác có nhiều mối quan tâm tương đồng" - AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ tuyên bố.

Trong chiến lược quốc phòng được công bố hồi tháng 1-2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu rõ Ấn Độ là một đối tác quan trọng của Mỹ ở Nam Á. Ông Panetta cũng từng nói an ninh và sự thịnh vượng tương lai của nước Mỹ gắn liền với hòa bình và ổn định trong khu vực trải dài từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á sang Ấn Độ Dương và Nam Á.

Với Ấn Độ, biển Đông là khu vực quan trọng không kém gì các tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Hơn nữa, sự hiện diện của Ấn Độ ở biển Đông cũng nằm trong chiến lược “hướng Đông” của quốc gia mới nổi lên này.

Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony đã nhấn mạnh: “Tự do hàng hải không thể là đặc quyền của một số nước. Chúng ta phải tìm ra cân bằng giữa quyền của các quốc gia và sự tự do của cộng đồng quốc tế”. Ấn Độ đã thể hiện rõ sự quan tâm đến biển Đông bằng việc điều một loạt tàu hải quân tới biển Đông hồi tháng 5 vừa qua. Bốn tàu của hải quân Ấn Độ gồm INS Rana, Shakti, Shivalik và Kurmak đã thực hiện một hải trình dài một tuần trên biển Đông. Hai trong bốn chiếc này đã bất ngờ ghé vịnh Subic của Philippines.

Chặng dừng chân cuối trong chuyến thăm châu Á của ông Panetta diễn ra trong bối cảnh sau khi Mỹ tuyên bố chuyển phần lớn sức mạnh hải quân của mình sang Thái Bình Dương với tỉ lệ 60% cho Thái Bình Dương và 40% cho Đại Tây Dương, so với tỉ lệ trước đó là 50-50. Báo Le Figaro ngày 4-6 viết: sự thay đổi này nằm trong khuôn khổ chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đặt trọng tâm vào châu Á. Ông Obama đã nêu lên chiến lược này vào tháng 11 vừa qua, coi đây là “then chốt” chuyển nước Mỹ sang châu Á và khu vực Thái Bình Dương. Về quân sự, chiến lược này được thể hiện qua việc tăng cường quan hệ với các đối tác quân sự trong khu vực.

Theo báo này, sau khi Mỹ đã đạt được những thỏa thuận với Singapore, Philippines, Úc và tăng cường sức mạnh tại đảo Guam, Việt Nam cũng là một vị trí quan trọng trong chiến lược mới của Mỹ. Báo này viết: “Nước này đang nắm giữ chìa khóa cho thế cân bằng giữa các lực lượng trên biển Đông, như khẳng định mới đây của Trung tâm nghiên cứu chiến lược mới của Mỹ. Nếu Việt Nam không phản ứng trước sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trên biển Đông thì những nước yếu và ít quyết định hơn, như Philippines, có rất ít cơ may để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc".

Tăng thương mại quốc phòng

Ngoài ra, theo AFP, chuyến đi của ông Panetta đến Ấn Độ lần này còn là thúc đẩy các hợp đồng mua bán vũ khí khổng lồ giữa hai nước. Dù buôn bán vũ khí giữa Ấn Độ và Mỹ đã tăng đáng kể trong 10 năm qua, song hồi tháng 4-2011, New Delhi đã khiến Washington hụt hẫng khi từ chối ký hợp đồng 12 tỉ USD mua máy bay chiến đấu của Mỹ để chuyển sang đàm phán với nhà thầu Dassault của Pháp.

New Delhi tỏ ra không hài lòng với việc Washington hạn chế nước này tiếp cận với vũ khí công nghệ cao của Mỹ. Truyền thông Ấn Độ cho rằng nếu Mỹ hủy bỏ sự hạn chế này, “New Delhi sẵn sàng ký thêm những hợp đồng mua vũ khí của Washington nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai bên". Theo AFP, ít nhất có hai hợp đồng giá trị đang được chờ ký kết là hợp đồng mua 145 khẩu pháo M-777 trị giá 647 triệu USD. Thêm vào đó, Boeing cũng đang xúc tiến gói hợp đồng bán 22 trực thăng có trang bị tên lửa cho Không lực Ấn Độ trị giá 1,4 tỉ USD.

"Về mặt chiến lược, chúng tôi xem Ấn Độ là một đối tác với nhiều lợi ích chung. Song cả hai nước đều không hài lòng về những khiếm khuyết trong thương mại quốc phòng và các mặt hợp tác khác giữa hai nước” - AFP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

MỸ LOAN - T.N.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp