06/07/2006 01:17 GMT+7

Tan hoang núi Phước Tường

ĐĂNG NAM - THANH TRANG
ĐĂNG NAM - THANH TRANG

TT - Việc khai thác đá quá mức đã biến hệ núi Phước Tường (bao gồm một số đồi núi nằm phía tây nam TP Đà Nẵng) trở thành một bức tranh nham nhở, làm cho nội thành Đà Nẵng nóng hơn.

HHKdMZRm.jpgPhóng to
Năm ngoái có khoảng 1,4 triệu tấn đá thành phẩm từ núi đá Phước Tường được lấy đi phục vụ xây dựng - Ảnh: Thanh Trang
TT - Việc khai thác đá quá mức đã biến hệ núi Phước Tường (bao gồm một số đồi núi nằm phía tây nam TP Đà Nẵng) trở thành một bức tranh nham nhở, làm cho nội thành Đà Nẵng nóng hơn.

Dân bỏ nhà, bỏ ruộng

Núi Phước Tường xưa nay được coi như bức bình phong che chắn cho cả thành phố gần 1 triệu dân này. Chất lượng đá núi tại đây thuộc loại tốt, chính vì thế đây được coi là điểm cung cấp đá xây dựng cho cả Đà Nẵng lẫn các tỉnh lân cận.

Nếu núi Sơn Trà có chức năng chắn gió bão phía bắc cho đô thị Đà Nẵng thì núi Phước Tường có nhiệm vụ chắn gió tây nam. Vì thế, nếu núi Phước Tường còn nhiều cây xanh thì những ngày hè vừa qua người dân Đà Nẵng không phải chịu những đợt nắng nóng đến như vậy. Theo tôi, đã đến lúc cần phải đóng cửa các mỏ đá này.

Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng năm ngọn núi lớn gồm Hải Vân, Bà Nà - Núi Chúa, Phước Tường, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Nếu nói về phong thủy thì đây chính là năm đỉnh của một ngôi sao.

Chính vì vậy chỉ cần phá đi một trong năm đỉnh núi ấy, không những hệ sinh thái bị mất cân bằng mà cảnh quan cũng bị phá hỏng. Vì vậy quan điểm của tôi là phải gìn giữ, tôn tạo, biến nó trở thành bức bình phong xanh ngay cửa ngõ Đà Nẵng.

(Ông Hồ Duy Diệm - tổng thư ký Hội Qui hoạch đô thị Đà Nẵng)

"Việc khai thác đá ở đây bắt đầu từ những năm đầu 1980, nhưng khi ấy rất ít. Bây giờ thì họ khai thác dữ quá. Cả quả núi lớn xanh rì ngày nào, vậy mà bây giờ lở lói, nham nhở", ông Trần Cảnh Đài - cán bộ tư pháp phường Hòa Phát (quận Cẩm Lệ), địa phương quản lý một phần hệ núi Phước Tường - cho biết.

Những mỏ đá mới lần lượt mọc lên và các hộ dân sống quanh khu vực này là những nạn nhân đầu tiên. Trong ba năm qua, ông Đài thường xuyên nhận được thư khiếu nại đòi đền bù của người dân vùng Hòa Phát vì đất sản xuất của họ bị dần "xâm chiếm" bởi bột đá phế thải từ những mỏ đá nằm dưới chân núi Phước Tường. "Chỉ sau một mùa mưa thì toàn bộ đất ruộng bị bụi đá vùi lấp, có nơi sâu gần nửa mét.

Vậy thì sản xuất, trồng trọt gì được !", một hộ dân sống cạnh chân núi này nói. "Dân kêu quá nên một số doanh nghiệp, chủ mỏ cũng đã đền bù theo kiểu hỗ trợ. Nhưng chỉ được thời gian đầu, giờ thì môi trường quá ô nhiễm nên người dân cũng chán nản, bỏ ruộng không làm nữa" - ông Đài bảo.

Không những bỏ ruộng, hàng trăm hộ dân tại đây còn phải chịu cảnh "đóng cửa bỏ nhà" mỗi khi các nhà máy xay đá hoạt động. Cả một không gian bụi phủ mờ như sương giăng trên đỉnh núi khiến nhiều gia đình phải sơ tán con cái đến nơi khác.

Khi nào đóng cửa mỏ?

Theo Phòng Quản lý tài nguyên (Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng), sản lượng đá khai thác tại hệ núi Phước Tường này tăng lên theo từng năm. Nếu năm 2004, sản lượng đá khai thác thành phẩm là 1,3 triệu m3/năm thì năm 2005 đã tăng lên 1,4 triệu m3/năm.

"Tương đương trữ lượng trong lòng núi của mỏ đá Phước Tường", một chuyên viên của phòng này so sánh. Tuy nhiên trên thực tế số này lớn hơn nhiều.

Công suất khai thác mà UBND TP Đà Nẵng cấp phép cho cả bảy mỏ đá của hệ núi Phước Tường chỉ là 500.000 m3/năm, thế nhưng con số này đã vượt qua ngưỡng 1,4 triệu m3/năm vào năm 2005, tăng gần gấp ba lần. Và con số này sẽ tăng lên trong năm nay.

"Trước đây mỏ đá Hòa Phát đã từng khai thác lên đến độ cao 160m nhưng xét thấy ảnh hưởng đến cảnh quan nên TP Đà Nẵng đã yêu cầu đơn vị khai thác là Công ty cổ phần đá xây dựng Hòa Phát giảm độ cao xuống còn 140m", ông Trần Văn Khang, chuyên viên Phòng Quản lý tài nguyên, xác nhận.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi với Sở Tài nguyên - môi trường Đà Nẵng: Khi nào thì những mỏ đá này đóng cửa ? Câu trả lời là: phải đến năm 2008, đó là thời hạn mà 5/7 mỏ đá tại đây được cấp phép khai thác. Hai mỏ còn lại phải đến giữa năm 2009. Nhưng một cán bộ của Sở Tài nguyên - môi trường nói đó chỉ là thời hạn khai thác chứ không phải là thời hạn đóng cửa.

ĐĂNG NAM - THANH TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp