Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng (giữa) cùng các đại biểu trồng cây lưu niệm tại Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Ảnh: Khuất Thế Anh |
Tham dự buổi họp mặt có ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; ông Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng chính phủ; ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND tối cao; ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng nhiều lãnh đạo Trung ương, TP; các lãnh đạo Xứ ủy, Khu ủy qua các thời kỳ; các cán bộ lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng..
Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP bày tỏ lòng tự hào sâu sắc về truyền thống vẻ vang của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Theo đó, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định cùng cả nước phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam, vượt qua bao khó khăn, thử thách khắc nghiệt để hoạt động, chiến đấu một cách sáng tạo, kiên cường, hiệu quả.
“Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM luôn đi đầu trong những năm kháng chiến chống thực dân, đế quốc và trong thời kỳ đổi mới. Tự hào với truyền thống vẻ vang đó, hơn lúc nào hết, trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, TP.HCM tiếp tục phấn đấu “đi trước, về đích trước” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, ông Cang nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ cho rằng, TP cần phát huy tốt nhất truyền thống của vùng đất Củ Chi “Đất Thép thành đồng”, ra sức xây dựng vùng đất này ngày càng phong phú, sung túc, ấm áp hơn, trở thành nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xây dựng TP.HCM trở thành TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Nhân dịp này, Địa đạo Củ Chi vinh dự đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận. Những năm qua, mỗi năm Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón tiếp và phục vụ trên 1 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về hệ thống địa đạo và viếng Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược.
Trước đó, đoàn đại biểu đến dâng hương tại Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược và Đền Gia Định tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
“Vang mãi bản hùng ca mùa xuân” Đó là tên chương trình sân khấu hoá được tổ chức tại công viên Tao Đàn (TP.HCM) tối 12-2 nhân kỷ niệm 227 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử (1789-2016). Tới dự chương trình có ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Nguyễn Thành Phong, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP.HCM cùng nhiều lãnh đạo TP và hàng ngàn người dân.
Chương trình sân khấu hoá được xây dựng thành 3 chương, tái hiện toàn bộ quá trình của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, gắn liền với hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Các phân cảnh lần lượt được trình bày trên sân khấu hoành tráng của hội hoa xuân: từ cảnh Tây Sơn hào kiệt, dựng cờ khởi nghĩa cho đến cảnh Vó ngựa xâm lăng - tang thương làng quê khi Lê Chiêu Thống "cõng rắn cắn gà nhà" cầu viện quân Thanh, tới cảnh xuất quân, hành quân thần tốc, Khải hoàn ca... Các tiết mục, phân cảnh đậm chất anh hùng ca đã nhận được sự quan tâm theo dõi của hàng ngàn khán giả từ đầu tới cuối chương trình. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận