Phóng to |
BBC cho biết theo một thỏa thuận đã được Quốc hội Tajikistan phê chuẩn từ đầu năm, tổng diện tích lãnh thổ quốc gia láng giềng phía tây bắc Trung Quốc này sẽ giảm khoảng 1% sau khi thỏa thuận có hiệu lực.
Các đại diện quân đội của hai nước đã có mặt trong buổi lễ nói trên, theo truyền thông Trung Quốc. Phần đất chuyển giao bao gồm một phần rặng núi Pamir chạy dọc theo một số nước Trung Á. Dãy núi này được coi là một bộ phận chiến lược của con đường tơ lụa mở ra đường vào vùng lãnh thổ ngày nay là Afghanistan và Pakistan.
Trước đó, Trung Quốc khẳng định thỏa thuận biên giới mới đã giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp giữa hai nước, nhưng người phát ngôn bộ ngoại giao Hồng Lỗi không cho biết chi tiết về hiệp định đã ký. Ông chỉ nói tranh chấp được giải quyết “hoàn toàn theo các quy tắc luật pháp quốc tế thông qua sự tham vấn bình đẳng”.
Một lãnh đạo đối lập ở Tajikistan từng chỉ trích thỏa thuận này là một thất bại của ngoại giao nước này, theo BBC. Do đây là vùng đất xa xôi nên không biết chính xác phần đất đó có bao nhiêu người sinh sống và ở đâu.
BBC dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Tajikistan nói phần đất mà Trung Quốc sáp nhập lần này chỉ chiếm 5,5% diện tích ban đầu mà Bắc Kinh mong muốn. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất ở Tajikistan, đặc biệt trong hai lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng. Tajikistan là một trong vài nước Trung Á có đường biên giới chung với Trung Quốc. Năm 2010, Kazakhstan đã từ chối một đề xuất của Trung Quốc muốn thuê 1 triệu ha đất của nước này dọc theo biên giới để trồng đậu nành.
Một số người viết blog ở Trung Quốc cho biết lễ cắm mốc chính thức được tổ chức đúng vào ngày 1-10, ngày Quốc khánh Trung Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận