18/10/2019 08:34 GMT+7

Tài xế chê đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, quay lại đi quốc lộ 1

MẬU TRƯỜNG
MẬU TRƯỜNG

TTO - Nếu như trước đây đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương là lựa chọn số 1 cho cánh tài xế mỗi khi đi về các tỉnh vùng ĐBSCL thì nay họ lại chuyển qua đi quốc lộ 1. Vì sao lại có sự ngược đời như vậy?

Tài xế chê đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, quay lại đi quốc lộ 1 - Ảnh 1.

Có đến 4 xe lưu thông trong đoạn 100m (theo quy định 2 xe cách nhau từ 70-100m mới an toàn) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hiện đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương thường xuyên ken đặc xe trên cả bốn làn đường (2 làn mỗi chiều). Cứ cách vài phút lại có một tốp xe khoảng hàng chục đến cả trăm chiếc chạy "dính chùm" với nhau trên đường với tốc độ chỉ khoảng 60 - 80 km/h. Đây là tốc độ rất dễ gây ức chế cho tài xế khi chạy xe trên cao tốc vì tuyến đường này vốn dĩ được thiết kế cho xe chạy với vận tốc lên đến 120 km/h.

"Xe tải lớn, xe siêu trường siêu trọng, xe cũ... là những xe chỉ chạy được tốc độ thấp nên khi đi lên cao tốc liền trở thành "kẻ cản đường" đối với những xe khác. Bây giờ chạy xe trên đường cao tốc rất mệt mỏi", tài xế Nguyễn Văn Vinh (tỉnh Tiền Giang) nói.

Chính vì vậy theo anh Vinh, khoảng mấy ngày nay nhiều xe đã dần chuyển lộ trình từ đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương xuống để chạy vào quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tiền Giang, Long An) vì không muốn chen chúc trên đường cao tốc.

"Điều tài xế lo sợ nhất là mỗi khi có tai nạn trên đường cao tốc là không thể quay đầu xe để chọn đi đường khác mà bắt buộc phải chờ. Nhiều khi phải chờ cả mấy tiếng đồng hồ mới hết kẹt xe rồi đi tiếp. Do đó, hiện nay tài xế chở hàng gấp, hàng đông lạnh rất ngại đi vào đường cao tốc", anh Vinh nói rõ thêm.

Theo ghi nhận trong vòng 30 phút, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đoạn qua tỉnh Tiền Giang có rất nhiều tài xế chạy vào làn dừng khẩn cấp vì không đủ kiên nhẫn để bám đuôi những xe chạy với tốc độ "rùa" phía trước.

Mới đây, tại buổi làm việc với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đại diện Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận còn đưa ra cảnh báo đáng lo ngại khi cho biết trên tuyến đường này có 13 cây cầu với tổng chiều dài hàng chục kilômet, có tải trọng thiết kế dưới hoặc bằng 30 tấn, việc không kiểm soát được tải trọng xe trong thời gian qua sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro gây hư hỏng các công trình cầu, cũng như gây mất an toàn giao thông trên toàn tuyến.

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương lộn xộn như Cao tốc TP.HCM - Trung Lương lộn xộn như 'đường làng'

TTO - Kể từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình cao tốc TP.HCM - Trung Lương trở nên lộn xộn hơn bao giờ hết: xe chạy lấn làn, tai nạn, hạ tầng giao thông nhanh chóng bị xuống cấp.

MẬU TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp