15/02/2023 10:45 GMT+7

Tại sao ung thư thường phát hiện muộn và tử vong sớm?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 ca ung thư mới được phát hiện và hơn 75.000 bệnh nhân qua đời vì căn bệnh này.

Tại sao ung thư thường phát hiện muộn và tử vong sớm? - Ảnh 1.

Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K - Ảnh: BSCC

Đa số bệnh nhân bị ung thư được phát hiện muộn và tử vong nhanh mà không biết sự phát triển của tế bào ung thư đã phát triển trong cơ thể từ 15-20 năm trước, nhưng không thể/không được phát hiện.

Sự "quái dị" của tế bào khó có thể phát hiện

Nhiều bệnh nhân ung thư không rõ tại sao ngay khi có biểu hiện đau hoặc phát hiện ra khối u đã đi khám ngay nhưng bệnh vẫn ở giai đoạn muộn và tiên lượng sống thấp.

Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên giám đốc Bệnh viện K, phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nhấn mạnh chúng ta cần phải biết rằng ung thư là bệnh của tế bào. Cơ thể con người là do nhiều tế bào tạo thành. Tế bào ban đầu là một hợp tử từ tinh trùng người cha và trứng của mẹ hợp thành. 

Tế bào lớn dần về kích thước đến một mức nào đó sẽ tự nhân đôi và tạo thành 2 tế bào mới. Hai tế bào này lại lớn dần và lại nhân đôi để tạo thành 4 tế bào. Quá trình cứ tiếp tục lặp lại như vậy và tế bào sinh sôi theo cấp số nhân để tạo lên một cơ thể hoàn chỉnh.

Khi trưởng thành có thể con người có khoảng 1 triệu tỉ tế bào. Lúc này các tế bào phát triển chậm lại và việc nhân đôi của các tế bào chỉ thay thế các tế bào chết hoặc làm liền vết thương. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1012 tế bào chết đi và được thay thế bằng số lượng tương đương.

Các tế bào nhân lên nhưng không tự do, tùy tiện. Có một hệ thống điều khiển, quản lý để các tế bào phát triển đúng và đủ. Hơn nữa, trong cơ thể còn có một hệ thống sửa chữa những sai lệch cho các tế bào và bộ gene bị tổn thương do các tác động vật lý, hóa học, sinh học từ bên ngoài và trong cơ thể tác động.

Khi phát hiện những sai lệch của gene, hệ thống sửa chữa sẽ cố gắng sửa cho gene trở lại bình thường hoặc tiêu diệt tế bào mang gene bệnh đó. Khi một, hai trong ba hoặc cả ba hệ thống nói trên bị trục trặc, cơ thể sẽ sinh ra một số bệnh, trong đó có ung thư. 

Nếu hệ thống điều khiển hỏng, tế bào sẽ nhân lên vô hạn. Nếu hệ thống sửa chữa bị hỏng sẽ sinh ra những tế bào quái lạ, không có chức năng cần thiết và có thể gây hại cho cơ thể.

Nếu tế bào biến đổi ở mức độ nặng, cơ thể không thể sửa chữa được sẽ bỏ tế bào đó đi nhưng nếu không may hệ thống sửa chữa này bị yếu đi hoặc "lơ là mất cảnh giác", các tế bào ác tính sẽ nhân lên, bành trướng ra xung quanh, từ 1.000 tế bào lên 1.000.000 tế bào và tạo thành khối u, nhưng cũng rất nhỏ để có thể phát hiện bằng các phương tiện hiện nay.

Tất cả quá trình nói trên chiếm tới 75% thời gian phát triển của bệnh ung thư, trung bình 15-20 năm. Một số ít ung thư có quá trình này ngắn hơn nhưng cũng có loại có thời gian dài hơn.

Sự di căn ít bị cản trở

Một nguyên nhân khác khiến ung thư thường được phát hiện muộn và tử vong sớm theo GS.TS Nguyễn Bá Đức đó là sự di căn đặc biệt của ung thư.

Ung thư đi vào trong mạch máu, hệ bạch huyết và đi theo các "lối đi" ít bị cản trở là vào các hốc, ống trong cơ thể, đến các cơ quan quan trọng của cơ thể làm hỏng các cơ quan này và là nguyên nhân chủ yếu làm người bệnh tử vong. 

Chẳng hạn, theo mạch máu hay gây di căn phổi và gan; hạch bạch huyết lan tỏa khắp cơ thể; hay ung thư dạ dày xâm lấn qua thành dạ dày, các tế bào bong ra, rơi vào ổ bụng gây di căn ở buồng trứng...

Các tế bào ung thư sinh ra các độc tố hoặc các chất nội tiết không cần thiết gây rối loạn chuyển hóa, làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn. 

Ung thư cũng gây trục trặc cho hệ thống miễn dịch, khả năng chống các bệnh nhiễm trùng giảm. Ung thư gây mất cân bằng dinh dưỡng do các tế bào ung thư tranh chấp các chất dinh dưỡng với tế bào lành làm cơ thể suy mòn và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Tỉ lệ mắc ung thư ở Việt Nam xếp thứ 16 tại châu Á

Trong hai năm 2018 - 2020, Việt Nam ghi nhận 182.563 ca mắc mới ung thư. Trong đó 5 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay là: ung thư gan (14,5%), phổi (14,4%), vú ở nữ (11,8%), dạ dày (9,8%), đại trực tràng (9%).

Trong hai năm nay, toàn thế giới tăng thêm 2,3 triệu ca mắc mới, nâng số ca đang điều trị lên gần 19,3 triệu. Số tử vong tăng từ 9,6 triệu ca lên 9,96 triệu ca.

"Bệnh ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, trong đó các tế bào biến đổi, tăng sinh vô hạn không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Vì vậy, chúng ta nên quan tâm tới sức khỏe, khi có các dấu hiệu báo động cần đi khám để phát hiện sớm ung thư. Điều trị kịp thời từ giai đoạn sớm, có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư" - ông Đức khuyên.

Số liệu Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR) công bố năm 2020 cho biết, năm 2018, Việt Nam ở vị trí 99 toàn cầu, tỉ lệ mắc ung thư 151,4 người trên 100.000 dân. Năm 2020, tỉ lệ này là 159,7 người mắc ung thư trong 100.000 dân, Việt Nam là nước có tỉ lệ ung thư cao thứ 92 thế giới, tăng 7 bậc so với năm 2018.

Vắc xin ngừa 6 type gây ung thư cổ tử cung có đầy đủ tại Việt NamVắc xin ngừa 6 type gây ung thư cổ tử cung có đầy đủ tại Việt Nam

Trước sự gia tăng nhu cầu tiêm vắc xin Gardasil và Gardasil 9 phòng các bệnh ung thư nguy hiểm do vi rút HPV ở thanh niên nam nữ và người lớn, VNVC cho biết hiện tại có thể đảm bảo cung ứng đầy đủ cùng lúc cả hai loại vắc xin này.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp