07/12/2023 10:55 GMT+7

Tại sao TP.HCM lo vỡ quỹ biên chế?

TP.HCM có kế hoạch bổ sung 56 phó chủ tịch cho các phường xã, quận huyện đông dân. Tuy nhiên, hiện nay Ban Pháp chế HĐND TP lại có ý kiến rằng nếu bổ sung thêm sẽ tiếp tục làm tăng số lượng biên chế.

Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân trả lời ý kiến của đại biểu - Ảnh: HỮU HẠNH

Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân trả lời ý kiến của đại biểu - Ảnh: HỮU HẠNH

Sáng 7-12, tại ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM khóa X, lãnh đạo các sở ngành đã trả lời ý kiến của đại biểu về phiên thảo luận tổ.

TP.HCM muốn tự chủ biên chế

Thông tin về tình hình giao biên chế, ông Huỳnh Thanh Nhân - giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM - cho biết TP tiếp tục đề xuất được giao số lượng biên chế như năm 2023 là hơn 13.000 người để đảm bảo vận hành. Tuy nhiên, số biên chế này lại cao hơn nhiều so với số trung ương giao là 7.134.

Theo ông Nhân, đây là con số kéo dài rất nhiều năm, thành phố có kiến nghị thay đổi nhưng chưa được ghi nhận. TP vẫn đang đeo bám việc kiến nghị được tự chủ biên chế, quan điểm của lãnh đạo TP là bố trí đủ biên chế chứ không bố trí dư.

Vừa qua, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tinh giản biên chế, đến năm 2026 đơn vị hành chính sẽ giảm 5% biên chế và đơn vị sự nghiệp công lập giảm 10% biên chế.

Một vướng mắc khác là TP có kế hoạch bổ sung một phó chủ tịch HĐND TP và 56 phó chủ tịch UBND cấp huyện, xã đông dân. Tuy nhiên, hiện nay Ban Pháp chế HĐND TP.HCM lại có ý kiến rằng nếu bổ sung thêm sẽ tiếp tục làm tăng số lượng biên chế. Do đó, UBND TP.HCM sẽ kiến nghị Ban Tổ chức Trung ương có buổi làm việc, ghi nhận tình hình biên chế và xem xét lại biên chế cho TP.HCM.

25% vốn đầu tư công năm 2023 thuộc nhóm khó khăn, vướng mắc

Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai phát biểu - Ảnh: HỮU HẠNH

Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai phát biểu - Ảnh: HỮU HẠNH

Trả lời kiến nghị của các đại biểu về giải ngân vốn đầu tư công, bà Lê Thị Huỳnh Mai - giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM - cho biết đến ngày 6-12, TP đã giải ngân 35.100 tỉ đồng, đạt 51,2% trong tổng số vốn được giao.

Phân tích những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, bà Mai cho rằng có việc chưa tính toán kỹ kinh phí giải phóng mặt bằng khiến số vốn này còn dư 5.400 tỉ đồng. Một số dự án vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, số vốn chưa giải ngân còn khoảng 5.600 tỉ đồng.

Riêng về dự án chống ngập vẫn còn 5.700 tỉ đồng chưa giải ngân, hiện vướng mắc thuộc thẩm quyền trung ương giải quyết. UBND TP đã có báo cáo, kiến nghị các cơ quan trung ương hướng dẫn giải pháp thực hiện.

Các nhóm khó khăn, vướng mắc này khiến 16.900 tỉ đồng hiện nay chưa thể giải ngân, chiếm khoảng 25% kế hoạch vốn được giao năm 2023. Sở Kế hoạch - Đầu tư đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Chia sẻ thêm, bà Mai cho biết công tác giải ngân vốn đầu tư công không chỉ phụ thuộc vào chủ đầu tư mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành trong giải quyết các thủ tục hành chính. 

Không chỉ vậy, vốn dành cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tỉ lệ khá lớn, bà Mai mong muốn người dân có sự đồng thuận, đồng hành cùng TP.HCM thực hiện các dự án.

Tháng này, TP.HCM vận hành nền tảng lắng nghe mạng xã hội

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Lâm Đình Thắng phát biểu - Ảnh: HỮU HẠNH

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Lâm Đình Thắng phát biểu - Ảnh: HỮU HẠNH

Về công tác chuyển đổi số, ông Lâm Đình Thắng - giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông - cho biết thời gian qua, TP đưa ra nhiều giải pháp để tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin. TP đã chuyển từ việc mua sắm các phần mềm rời rạc sang những nền tảng số có quy mô toàn TP.

TP cũng đang vận hành 14 nền tảng số và trong năm 2023 TP tập trung xây dựng 5 nền tảng, ví dụ tổng đài 1022, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, các nền tảng bản đồ số… Khi vận hành tổng đài 1022 tỉ lệ trễ hạn giải quyết các kiến nghị của cử tri giảm từ 3% của năm 2022 còn 0,3% năm 2023.

Đáng chú ý, trong tháng 12, TP sẽ công bố thêm nền tảng lắng nghe mạng xã hội có ứng dụng trí tuệ nhân tạo dùng chung cho toàn bộ TP.

"Thông qua đó, chúng ta có thể trả lời câu hỏi ngày hôm nay, tuần này 10 vấn đề người dân quan tâm tới TP là gì. Những nền tảng như vậy sẽ giúp cho TP có dữ liệu chung", ông Thắng nói.

Về hạ tầng, TP cũng đã chuyển từ việc cơ quan nhà nước đầu tư trang bị hạ tầng máy chủ riêng sang vận hành thống nhất nền tảng đám mây dùng chung cho toàn bộ TP.

Sự thay đổi thứ hai là chuyển từ việc xây dựng sang thuê dịch vụ, khi chuyển đổi công thức này thủ tục đầu tư của TP sẽ giảm, rủi ro trong vấn đề đầu tư dự án cũng giảm, giúp các đơn vị giải quyết khó khăn về vấn đề nhân sự.

Thứ ba, TP đã chuyển từ quá trình tin học hóa những quy trình hiện có thành kiến tạo những quy trình mới theo phương thức chuyển đổi số.

TP.HCM sẽ bổ sung thêm một phó chủ tịch HĐND TP và 56 phó chủ tịch cấp huyện, xãTP.HCM sẽ bổ sung thêm một phó chủ tịch HĐND TP và 56 phó chủ tịch cấp huyện, xã

TP.HCM sẽ bổ sung một phó chủ tịch HĐND TP và 56 phó chủ tịch UBND cấp huyện, xã, dự kiến hoàn thành vào tháng 12-2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp