28/06/2023 20:39 GMT+7

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển?

Tàu lặn Titan đã phát nổ khi đi xuống khám phá xác tàu Titanic. Nhiều người tự hỏi vì sao tàu Titanic không chịu chung số phận?

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 1.

Xác con tàu Titanic bị mất phần đuôi - Ảnh: ATLANTIC/MAGELLAN

Sau vụ tàu lặn Titan phát nổ khi lặn xuống biển xem xác tàu Titanic, người dẫn chương trình phát thanh The Jesse Kelly show đã tweet: "Tôi có một câu hỏi hơi ngớ ngẩn: Nếu áp lực nước cao đến mức có thể nghiền nát một chiếc tàu lặn, thì làm thế nào con tàu Titanic có thể nằm im dưới đáy 111 năm qua và còn tương đối nguyên vẹn?".

Một số thính giả chế nhạo phát thanh viên: "Đây là người muốn tranh luận với các nhà khoa học". Tuy nhiên, cũng có nhiều người thắc mắc tương tự.

Ông Arun Bansil, giáo sư vật lý tại Đại học Northeastern ở Boston, Massachusetts (Mỹ), giải thích: “Khi một chiếc tàu lặn ở sâu trong đại dương, nó sẽ chịu lực tác động lên bề mặt do áp suất nước. 

Khi lực này lớn hơn lực mà thân tàu có thể chịu được, con tàu sẽ nổ tung dữ dội. Đây là kết quả của sự chênh lệch áp suất giữa áp suất bên trong và bên ngoài”.

Vụ nổ cũng có thể xảy ra trên bề mặt nếu áp suất ở bên trong vật thể thấp hơn so với bên ngoài, ví dụ bằng cách loại bỏ không khí bên trong để tạo chân không.

Vậy tại sao tàu Titan nổ còn tàu Titanic thì không?

Thực tế ghi nhận: Các phần của tàu Titanic như đuôi tàu chẳng hạn, có khả năng đã nổ ở độ sâu khoảng 60m dưới mặt nước.

Nhưng cũng có những phần khác không nổ, vì lúc đó không khí đã thoát ra từ bên trong tàu, khiến áp suất bên ngoài và bên trong tàu bằng nhau.

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 3.

Cầu thang chính nổi tiếng của tàu Titanic - Ảnh: PINTEREST

Vì sao nhiều người muốn xem xác tàu Titanic?

Trang tin The Conversation lý giải nguyên nhân xác tàu Titanic "mê hoặc" nhiều người. Đầu tiên là sự sang trọng của nó. Hãng White Star Line đóng con tàu Titanic đã quảng cáo đây là con tàu sang trọng nhất từng ra khơi.

Các buổi triển lãm và phim về Titanic rất nổi tiếng vì nội thất đẹp đẽ của con tàu, những bộ quần áo lộng lẫy của những hành khách giàu có và xinh đẹp, cũng như những bữa ăn cầu kỳ của họ.

Và sau đó là bí ẩn hấp dẫn của biển cả.

Khi biển nuốt chửng thêm một con tàu nữa, chúng ta lại được nhắc nhở những giới hạn về kiến thức và khả năng làm chủ đại dương của con người.

Sức hấp dẫn của Titanic đến từ sự giàu có, sức mạnh của biển và giới hạn của tri thức nhân loại.

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 5.

Lối đi xuống cầu thang chính - Ảnh: PINTEREST

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 6.

Lối đi dạo - Ảnh: PINTEREST

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 7.

Phòng tập gym - Ảnh: PINTEREST

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 8.

Phòng khách - Ảnh: PINTEREST

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 9.

Quán cà phê - Ảnh: PINTEREST

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 10.

Phòng ngủ B38 - Ảnh: PINTEREST

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 11.

Phòng ăn - Ảnh: PINTEREST

Tại sao tàu Titanic không nổ tung như tàu Titan dù cùng ở dưới biển? - Ảnh 12.

Bể bơi - Ảnh: PINTEREST

Độ sâu xác tàu Titanic bằng 13 lần chiều cao tháp EiffelĐộ sâu xác tàu Titanic bằng 13 lần chiều cao tháp Eiffel

Ở độ sâu 4.000m dưới mực nước biển, vị trí nghi mất tích của con tàu lặn ngắm Titanic cao gấp 13 lần chiều cao tháp Eiffel (Pháp) và hơn gấp đôi các ngọn núi ở Grand Canyon (Mỹ).


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp