19/01/2024 16:00 GMT+7

Tại sao tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1-7?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có giải thích về mức tăng lương tối thiểu vùng 6%, dự kiến áp dụng từ 1-7-2024.

Công nhân sản xuất linh kiện điện tử trong nhà máy vốn FDI nước ngoài tại Bắc Ninh - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Công nhân sản xuất linh kiện điện tử trong nhà máy vốn FDI nước ngoài tại Bắc Ninh - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Vừa qua, cử tri nhiều tỉnh thành như TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Long An… kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ ngành cần đồng bộ các giải pháp bình ổn giá cả thị trường để việc tăng lương tối thiểu vùng hiệu quả.

Tăng lương phụ thuộc rất nhiều yếu tố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết Bộ luật Lao động quy định tiền lương trong khu vực doanh nghiệp do người lao động và chủ sử dụng quyết định dựa vào thương lượng, thỏa hiệp.

Nhà nước chỉ quy định sàn lương tối thiểu thấp nhất để bảo vệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, làm công việc đơn giản.

Lương tối thiểu vùng do Chính phủ quyết định dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Tuy nhiên, việc tăng lương tùy vào mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, chỉ số giá tiêu dùng, khả năng chi trả của doanh nghiệp, việc làm và thất nghiệp…

Từ các yếu tố trên và khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ xác định mức sống tối thiểu để người lao động có thể chi trả nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm (khoảng 2.300 calo/người/ngày, về giáo dục, y tế, nhà ở, năng lượng, đi lại.

Bên cạnh đó, chuyên gia tiền lương còn xác định thêm yếu tố như chi phí nuôi con xác định trên mỗi hộ gia đình Việt Nam là 4 người, trong đó mỗi lao động nuôi được 1 con.

Hội đồng Tiền lương quốc gia rà soát, cập nhật định kỳ mức sống tối thiểu 2 năm/lần theo điều tra mức sống dân cư do Tổng cục Thống kê công bố (2 năm/lần).

Ví dụ năm 2022, mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ được hội đồng xác định vùng cao nhất (vùng 1) là 4,523 triệu đồng/người/tháng và vùng thấp nhất (vùng 4) là 3,05 triệu đồng/người/tháng.

Còn tính trên hộ gia đình 4 người, mức sống tối thiểu vùng 1 là 9,02 triệu đồng/hộ/tháng và vùng 4 là 6,034 triệu đồng/hộ/tháng.

Dự kiến các mức tăng lương từ 1-7-2024?

Theo bộ này, ngày 20-12-2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp và thống nhất khuyến nghị Chính phủ tăng 6% lương tối thiểu vùng, tức tăng 200.000 - 280.000 đồng, từ 1-7-2024 tới.

Dự kiến từ 1-7-2024, lương tối thiểu vùng 1 tăng hơn 280.000 đồng, tức tăng thành 4,96 triệu đồng/tháng. Vùng 2 tăng 250.000 đồng, tức tăng lên mốc 4,41 triệu đồng/tháng. Vùng 3 tăng 220.000 đồng, lên mức 3,86 triệu đồng/tháng. Vùng 4 tăng 200.000 đồng, tức tăng thành 3,45 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó lương tối thiểu giờ cũng tăng 6% theo từng vùng. Dự kiến từ 1-7-2024, vùng 1 là 23.800 đồng/giờ, vùng 2 là 21.200 đồng/giờ, vùng 3 là 18.600 đồng/giờ, vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.

Tính chung năm 2023 theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, cao gấp 1,57 lần so với lương tối thiểu của vùng 1 và gấp 2,36 lần so với mức tiền lương tối thiểu vùng 4.

Thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 6%Thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 6%

Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ hai về tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động và thống nhất mức tăng 6%.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp