15/03/2018 15:31 GMT+7

Tại sao phải đóng thuế nuôi cán bộ gây cản trở cho mình?

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng không có lý gì mà người dân và doanh nghiệp phải nộp thuế để nuôi các cán bộ gây cản trở cho mình và "lạnh tanh với sự phát triển của đất nước".

Tại sao phải đóng thuế nuôi cán bộ gây cản trở cho mình? - Ảnh 1.

Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo. Chuyên gia Phạm Chi Lan thứ 3 từ trái sang - Ảnh: VIỆT DŨNG

Bà Lan, phát biểu tại hội thảo quốc tế về cải thiện môi trường kinh doanh nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng, diễn ra sáng 15-3 tại Hà Nội, cho rằng môi trường kinh doanh Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện, tuy nhiên điều đáng lo là kỷ cương của bộ máy Nhà nước "hoàn toàn không nghiêm".

Bà Lan nói rằng thực trạng này khiến cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đều phải nói đến câu "trên nóng, dưới lạnh".

"Đảng ra nghị quyết, Quốc hội, Chính phủ ra nghị quyết vậy tại sao nhiều các cán bộ nhà nước lại không thực hiện?", bà Lan nêu thắc mắc.

Một trong những biện pháp thúc đẩy môi trường kinh doanh tốt hơn được các chuyên gia chỉ ra chính là phải cắt giảm các điều kiện kinh doanh gây cản trở doanh nghiệp. 

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhắc lại mục tiêu của Nghị quyết 19 năm 2017, là giảm 1/3 hay một nửa số điều kiện kinh doanh "nhưng hiện nay tiến độ thực hiện rất chậm".

Theo ông Cung, hiện tại mới có Bộ Công thương trình Chính phủ bỏ hơn một nửa điều kiện kinh doanh và Bộ Xây dựng loại bỏ cả danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện chiếm 41% số điều kiện kinh doanh.

Các bộ còn lại chỉ rà soát mà chưa có phương án cắt giảm số lượng điều kiện kinh doanh cần bãi bỏ. 

Thậm chí, theo ông Cung, có bộ còn chưa rà soát các điều kiện kinh doanh như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng Chính phủ phải quyết liệt hơn trong việc cắt bỏ các điều kiện kinh doanh, đồng thời đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra danh mục các điều kiện kinh doanh và yêu cầu về tiến độ cắt giảm và đến hẹn nếu không làm thì "Thủ tướng ra quyết định cắt bỏ điều kiện đó".

"Tôi nghĩ ở trên phải "nóng" theo cách đó thì ở dưới may ra mới chịu thay đổi. Hiện có nhiều công chức đang "lạnh tanh" với doanh nghiệp và "lạnh tanh" với sự phát triển của đất nước", bà Lan nói.

Một điểm nữa, theo bà Lan, là cần có chế tài đối với những nơi, những cán bộ gây cản trở cho người dân và doanh nghiệp.

"Đối với những công chức, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí còn gây khó khăn cho người dân, gây tốn kém cho đất nước thì không có lý gì mà người dân và doanh nghiệp cứ phải nộp thuế để nuôi họ", bà Lan nói.

Nên phạt Bộ Công thương vì quá nhiều điều kiện kinh doanh

Trước một số ý kiến khen Bộ Công thương vừa cắt giảm hơn 600 điều kiện kinh doanh, bà Lan cho rằng đáng lẽ phải phạt vì đã "đẻ ra những điều kiện đó chứ không thể để họ ra những điều hiện sau 3-4 năm trời hành hạ doanh nghiệp", gây ra bao nhiêu tốn kém cho xã hội, làm giảm năng lực cạnh tranh của đất nước.

"Đến lúc họ bỏ thì khen. Nếu như vậy thì họ có quyền đẻ tiếp ra những cái mới để đến lúc bỏ thì lại được khen sao", bà Lan đặt câu hỏi.

Giám sát để xóa

TTO - Ủng hộ phương châm hành động mà Thủ tướng đưa ra trong năm 2018, theo ông Lê Đăng Doanh, vấn đề là triển khai tuyên ngôn thế nào để không xảy ra tình trạng "trên nóng dưới lạnh".

LÊ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp