02/01/2024 07:24 GMT+7

Tại sao nhiều ca tử vong do tim trong tuần cuối cùng của năm?

Một số nghiên cứu cho thấy nhiều người tử vong vì cơn đau tim trong tuần cuối cùng của tháng 12 hơn bất kỳ thời điểm nào trong năm.


Các cơn đau tim tăng vào cuối năm

Các cơn đau tim tăng vào cuối năm

Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Circulation - tạp chí hàng đầu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhiều ca tử vong do tim xảy ra ở Mỹ vào ngày 25-12 hơn bất kỳ ngày nào khác trong năm, tiếp theo là ngày 26-12 và ngày 1-1.

Cũng trong một nghiên cứu khác trên tạp chí Y khoa Anh, phân tích dữ liệu hơn 16 năm về các cơn đau tim ở người dân Thụy Điển, tổng số ca đau tim trong thời gian cuối năm tăng 15%. Các cơn đau tim tăng 37% vào ngày 24-12 (đêm Giáng sinh), đạt đỉnh điểm vào lúc 22h và thường xuyên hơn ở những người trên 75 tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch trước đó.

Điều đáng tiếc là hầu hết trường hợp ngừng tim trong số những nghiên cứu này lại xảy ra ở ngoài bệnh viện, thường là ở nhà.

Tất nhiên không ai muốn tình huống đáng buồn xảy ra trong những khoảnh khắc vui vẻ của năm mới, quây quần bên gia đình và bạn bè. Nhưng thống kê này cho thấy đây thực sự là một tình trạng đáng lo ngại.

Tiệc tùng, "xõa" những ngày cuối năm và năm mới là nguyên nhân?

- Rượu bia: Lượng rượu bia chúng ta uống vào tăng đột ngột và các dịp lễ, Tết, kỳ nghỉ gây ra "Hội chứng trái tim ngày lễ". Đó là tình trạng rối loạn nhịp tim sau khi uống rượu say sưa.

Rượu gây ra rối loạn điều hòa canxi trong tế bào cơ tim, nhịp tim khi nghỉ ngơi tăng 17% ở những người khỏe mạnh không nghiện rượu sau 12 giờ sau khi say rượu, rượu cũng có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến rối loạn điện giải cơ thể.

Như vậy, rượu làm tim rối loạn nhịp khiến nó bơm máu kém hiệu quả và dễ hình thành cục máu đông. Khi đó hiệu suất làm việc kém, tim buộc phải đập nhanh hơn theo phản xạ và một vòng luẩn quẩn dẫn đến nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ não.

Dấu hiệu nhận biết tim loạn nhịp khi bạn chưa thể đi khám là sau khi uống một lượng rượu nhiều hơn đáng kể so với ngày thường, bạn cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, đập loạn xạ hoặc cảm giác nôn nao ở ngực.

Khi đó hãy ngừng việc uống rượu bia và đi khám nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Trong hơn 90% trường hợp, chứng loạn nhịp tim rung tâm nhĩ do rượu có thể tự hết sau 12 - 24 giờ. Một số trường hợp nặng cần can thiệp sâu hơn, vì vậy không nên chủ quan.

- Căng thẳng: Cuối năm là thời điểm khá áp lực về công việc, tài chính, nhiều khoản chi tiêu trong gia đình, và đôi khi là thời điểm khiến bạn nhìn lại 1 năm qua có thể không như bạn mong đợi. Tất cả những điều này tạo nên trạng thái căng thẳng/stress, mất ngủ và kết quả là tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

- Thói quen ăn uống: Chúng ta đều biết ăn uống lành mạnh, giảm muối, giảm chất béo chuyển hóa sẽ tốt cho tim mạch. Ý chí nhấn mạnh rằng chúng ta có thể duy trì chế độ ăn này. Nhưng ý chí là thứ rất dễ suy yếu, nhất là trên bàn tiệc. Hãy lựa chọn đồ ăn thật thông minh trong cuộc vui của mình.

- Ngại đi khám bệnh trong dịp lễ: Lý do bận rộn, hoặc tâm lý không muốn đi khám những ngày đầu năm đôi khi khiến chúng ta bỏ qua giờ vàng điều trị. Vì vậy, hãy đi khám ngay nếu thấy không khỏe. Vì đa số các cơ sở y tế đều có bác sĩ trực dù là lễ Tết.

Cảm nhận và chừng mực để bảo vệ trái tim

- Nhận biết dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim: đó là cảm giác khó chịu ở trước ngực, cảm giác như tảng đá đè nặng lên ngực, siết chặt, bóp nghẹt và khó thở, đau ngực có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái, kéo dài trên 20 phút và không giảm đau khi đã ngồi nghỉ ngơi.

- Ăn mừng có chừng mực: trên bàn ăn dịp lễ Tết có rất nhiều món giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, bia rượu. Việc hạn chế ăn uống những thứ này không có nghĩa là bạn đang ngược đãi bản thân.

Hãy lựa chọn thông minh khi tụ họp với mọi người trên bàn tiệc. Đừng bao giờ quên thói quen ăn lạt mà bạn đang cố gắng mỗi ngày, vì bất cứ sự thay đổi đột ngột nào cũng đều tác động mạnh lên sức khỏe của bạn.

- Luôn dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để thư giãn.

- Vẫn giữ thói quen tập thể dục, dù những ngày lễ bận rộn bạn có thể sẽ có xu hướng tập ít hơn, nhưng đừng ngưng luôn vì thói quen lành mạnh dễ bỏ nhưng lại rất khó để bắt đầu và duy trì.

- Tuân thủ uống thuốc nếu bạn đang điều trị: bận rộn khiến bạn quên uống thuốc hoặc bỏ quên thuốc ở nhà khi ra ngoài.

Hãy thử viết một tờ giấy nhắc nhở dán ngay cửa ra vào từ bây giờ, hoặc ít nhất đem theo toa thuốc hoặc dùng điện thoại chụp lại toa thuốc, gửi sẵn hình chụp toa thuốc cho người thân... để nếu quên, bạn vẫn có thể dùng toa thuốc đó mua tạm vài liều theo toa để uống.

- Trang bị kỹ năng hồi sức tim phổi đơn giản bằng cách ấn lồng ngực, vì có thể bạn sẽ cần dùng vào một thời điểm nào đó.

Cảnh sát Đà Nẵng dùng xe đặc chủng chở em bé bệnh tim đi cấp cứuCảnh sát Đà Nẵng dùng xe đặc chủng chở em bé bệnh tim đi cấp cứu

Đang làm nhiệm vụ, khi thấy người dân cần giúp đỡ, cảnh sát giao thông Đà Nẵng đã dùng ô tô chuyên dụng bật còi hú, đèn ưu tiên mở đường, chở cháu bé cơ thể tím tái, đang lên cơn co giật đến bệnh viện để cứu chữa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp