07/03/2024 07:35 GMT+7

Tại sao người đỏ mặt, người tái nhợt sau khi uống rượu?

Nhiều người cho rằng những người có nhóm máu O khi uống rượu sẽ dễ đỏ mặt hơn so với những nhóm máu còn lại. Liệu điều này có đúng? Tại sao có người thì đỏ mặt, người lại tái nhợt sau khi sử dụng rượu bia?

Lạm dụng bia rượu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - Ảnh minh họa

Lạm dụng bia rượu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - Ảnh minh họa

Chưa có nghiên cứu khoa học nào

Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, khẳng định hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa nhóm máu với biểu hiện đỏ mặt sau khi uống rượu bia. Việc người mang nhóm máu O dễ đỏ mặt sau khi uống rượu bia chỉ là quan niệm dân gian.

Người có hiện tượng đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng không đồng nghĩa với việc tửu lượng kém hay đã say, mà đây là hiện tượng xảy ra khi chuyển hóa.

Bác sĩ Mạnh lý giải trong y học, hội chứng đỏ mặt khi uống rượu được gọi là "Asian flush" vì đa số người mắc phải là người châu Á.

Đỏ mặt khi uống rượu thường là do thiếu hụt ALDH, hệ thống enzyme aldehyde dehydrogenase (ADH) đóng vai trò phân giải các phân tử cồn và loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Khi rượu được hấp thu vào cơ thể, chúng sẽ được gan chuyển hóa qua hai bước. Bước đầu tiên là biến rượu thành acetaldehyde. Bước thứ hai là chuyển acetaldehyde thành acetate.

Tuy nhiên, chủ yếu những người châu Á thường không tự sản xuất enzyme ADH trong cơ thể, nguyên nhân do một loại gene đột biến tiến hóa theo thời gian.

Vì vậy, cơ thể của những ai sở hữu loại gene này sẽ tích tụ lượng acetaldehyde nhiều gấp 6 lần người khác dẫn đến đỏ mặt.

"Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây ra tình trạng giãn mạch mạnh, nóng bừng, nôn mửa. Ở một số người thì nhịp tim đập nhanh, nhức đầu vào buổi sáng sau khi uống rượu trong đêm trước.

Ngoài ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa rượu, phản ứng mạch máu của từng cá nhân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đỏ mặt.

Mạch máu của một số người có nhiều khả năng giãn ra, dẫn đến lưu lượng máu đến mặt tăng lên sau khi uống rượu, khiến khuôn mặt đỏ bừng như đang say", bác sĩ Mạnh nêu rõ.

Ngược lại, một số người lại tái nhợt mặt sau khi uống rượu. Bác sĩ Mạnh lý giải nguyên nhân là do rượu có tác dụng ức chế máu, khiến mạch máu co lại và lượng máu lưu thông giảm, khiến khuôn mặt trông nhợt nhạt. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy khó chịu khi uống rượu, buồn nôn và nôn.

Theo bác sĩ Mạnh, thực tế việc mặt đỏ hay tái sau khi uống rượu cũng không liên quan đến tửu lượng. Sau khi uống rượu, trên 90% ethyl alcohol sẽ chuyển hóa thành ethanol rồi chuyển hóa tiếp thành axit acetic, sau đó thải ra ngoài.

Những người mặt đỏ sau khi uống rượu là do tốc độ phân giải thành ethanol trong máu diễn ra hơi nhanh, khiến ethanol tích tụ làm cho mao mạch phình lên, xuất hiện tình trạng mặt đỏ.

Ngược lại, người mặt tái sau khi uống rượu là do tốc độ ethanol phân giải thành axit acetic chậm, làm cho mạch máu co lại, máu cung cấp ít, sắc mặt tái đi.

Bên cạnh đó, tửu lượng của một người không phải mang tính ổn định mà còn có mối quan hệ mật thiết với trạng thái tinh thần và sức khỏe của họ.

Nếu cơ thể bạn đang mệt mỏi, sau stress hoặc vận động thể lực quá sức cũng dễ say hơn so với bình thường. Hoặc những người đang có bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan cũng sẽ dễ say, dễ tổn thương hệ thần kinh dẫn đến các biểu hiện.

Hạn chế rượu bia, càng ít càng tốt

Theo tiến sĩ Trương Hồng Sơn - viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, uống rượu bia thường xuyên, lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Ngoài ra, uống rượu bia còn ảnh hưởng đến rối loạn hành vi và nhận thức, gây ra các hành vi gây rối hoặc tai nạn giao thông.

Do đó, uống rượu bia nói chung nên được hạn chế, không nên quá vui vẻ mà uống liên tục trong nhiều ngày.

Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần.

Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%), 1 cốc bia hơi 330ml (bia tùy loại mà có chứa 1-12% cồn, thường ở vào khoảng 5%). Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0,05 - 1,2%. 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

Người uống rượu bia mặt đỏ bừng, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?Người uống rượu bia mặt đỏ bừng, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Nhiều người uống rượu, bia thường đỏ mặt có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hơn so với người bình thường.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp