16/01/2019 14:15 GMT+7

Tại sao ngựa vằn lại có sọc trắng đen?

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Vì sao ngựa vằn lại có sọc và sọc đó có tác dụng gì là câu hỏi hóc búa, gây tranh cãi trong giới khoa học từ nhiều năm nay.

Tại sao ngựa vằn lại có sọc trắng đen? - Ảnh 1.

Ảnh:FactZoo

Ngựa vằn là một trong những loài động vật dễ nhận biết nhất trên Trái đất nhờ có bộ lông hình sọc trắng đen đặc biệt của mình. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu tác dụng của những sọc xen kẽ và đưa ra cách giải thích khác nhau.

Mới đây nhất, trong một bài đăng trên tạp chí khoa học của Hiệp hội Hoàng gia Anh, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Eotvos Lorand (Budapest, Hungary) đã đưa ra một giải thích mới. Đó là loài ngựa vằn ‘sử dụng’ sọc cơ thể như một cách ngăn chặn côn trùng hút máu.

Các nhà khoa học tiến hành quan sát những con ngựa vằn và ngựa nâu ở Hungary, nơi có nhiều loài côn trùng hút máu trong những tháng mùa hè. Kết quả cho thấy những con ngựa nâu bị côn trùng đốt nhiều hơn 10 lần so với ngựa vằn.

Họ cũng thử nghiệm trên một nhóm tình nguyện viên vẽ cơ thể. Một nhóm vẽ sơn màu sắc khác và một nhóm vẽ sọc trắng đen như ngựa vằn. Kết quả thu được cũng tương tự như với loài ngựa.

Lý giải điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng các sọc trắng đen xen kẽ nhau có tác dụng tán xạ ánh sáng, khiến cho những con côn trùng hút máu khó nhìn thấy mục tiêu hơn. 

Những thổ dân châu Phi và Úc cũng thường sử dụng cách thức vẽ màu sọc trên cơ thể để ngăn côn trùng. Màu vẽ cũng có tác dụng khác là giảm kích ứng từ vết cắn.

Trước khi có lời giải thích này, nhiều giả thuyết về tác dụng của sọc trắng đen từng được đưa ra. Một số nhà khoa học cho rằng đó là cách thức ngụy trang để che giấu những con ngựa con giữa những con ngựa lớn; khiến những động vật săn mồi dễ bị lóa mắt khó phát hiện; hoặc giúp điều hòa thân nhiệt.

Ngoài ra, sọc trắng đen của ngựa vằn còn mang lại lợi ích xã hội đáng kể, giúp chúng nhận ra nhau. Điều này đặc biệt quan trọng trong giao tiếp thị giác giữa ngựa mẹ và con của chúng.

Những giải thích này đều được công bố trên những tạp chí khoa học uy tín thế giới và gây ra nhiều tranh cãi. Phần lớn chúng chưa được xác nhận bằng thực nghiệm. Do đó, tác dụng chính xác của các sọc trắng đen của loài ngựa vằn cho đến nay vẫn chưa được kết luận.

Giả thuyết mới của nhóm nghiên cứu trường Đại học Eotvos Lorand cũng chưa hoàn toàn được coi là chính xác, nhưng có thể khiến chúng ta thêm hiểu biết và thêm một sự lý giải mới về bộ lông đặc biệt của ngựa vằn.

Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu mà không phải nơi khác?

TTO - Đây là câu hỏi 'kinh điển' trẻ con hay hỏi người lớn. Vậy bạn có biết tại sao?

MINH HẢI (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp