20/11/2023 11:30 GMT+7

Tại sao mắt trẻ có màu xanh nước biển?

Mắt màu xanh có nhiều nguyên nhân, bẩm sinh có, mắc phải cũng có. Phổ biến nhất là củng mạc mỏng do chưa phát triển đầy đủ.

Kết mạc mắt màu xanh dương của bé - Ảnh: BS Úc Nguyễn

Kết mạc mắt màu xanh dương của bé - Ảnh: BS Úc Nguyễn

Bé N. (2 tháng tuổi, nhà ở huyện Cái Bè, Tiền Giang) được mẹ đưa đến bác sĩ khám vì thấy tròng trắng hai mắt của bé có màu xanh nước biển nhạt. Mẹ lo lắng hỏi: "Tại sao mắt con tôi có màu xanh nước biển, có sao không bác sĩ?".

Bác sĩ khám thấy tim phổi và các bộ phận khác của bé N. bình thường. Riêng hai mắt, bác sĩ kiểm tra thấy phần củng mạc (tức tròng trắng) của bé có màu xanh nhạt, phần mống mắt (tức tròng đen) vẫn có màu nâu đen như mọi người.

Thị lực của bé vẫn bình thường, bé N. được 2 tháng tuổi đã biết nhìn chăm chú vào bác sĩ và biết nhìn theo hướng cây đèn khám bệnh của bác sĩ đưa qua đưa lại.

Bác sĩ trấn an mẹ bé N.: "Đôi mắt con chị màu xanh nhạt có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tôi đã khám thấy toàn thân bé không có gì khác thường. Vì vậy tôi nghĩ do cháu còn nhỏ, phần củng mạc, tức phần cứng của mắt, chưa phát triển hoàn chỉnh, nó mỏng quá nên mình có thể nhìn qua lớp mỏng này thấy được các mô và tĩnh mạch phía sau màng cứng có màu hơi xanh xanh. Sau một thời gian, tối đa là ba năm, thì lớp màng cứng dày lên, chị sẽ thấy mắt bé trở lại màu trắng sáng như bình thường".

Về chuyên môn, củng mạc mắt màu xanh có nhiều nguyên nhân, bẩm sinh có, mắc phải cũng có. Phổ biến nhất là củng mạc mỏng do chưa phát triển đầy đủ như trường hợp bé N. đã nói ở trên.

Một số trường hợp khác là do bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp khiến cho củng mạc mỏng như các bệnh lý về xương, về mô liên kết, bệnh về máu...

Một số trường hợp mắt xanh mắc phải như:

* Bệnh thiếu máu do thiếu sắt, xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Những người mắc bệnh này có thể có kết mạc nhợt nhạt hoặc xanh lam và mệt mỏi, suy nhược, khó thở.

* Do dùng thuốc: một số thuốc uống có thể đã tạo ra những sản phẩm phụ khi cơ thể tiếp xúc với ánh sáng và ảnh hưởng đến hắc tố melanin và làm đổi màu một số bộ phận cho cơ thể, trong đó có củng mạc mắt.

Khi bà con thấy bé có màu xanh ở mắt thì nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tại sao ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn có quầng thâm?Tại sao ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn có quầng thâm?

TTO - Quầng thâm thường là dấu hiệu phổ biến cho thấy sự mệt mỏi và thiếu ngủ. Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp