03/06/2007 11:07 GMT+7

Tại sao Liên Xô (cũ) thất bại trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng?

NGÔ ĐƯỢC
NGÔ ĐƯỢC

TTCT - Theo Izvestia, đó là do lúc đó Liên Xô chưa chuẩn bị đầy đủ nên đã để cho Mỹ đặt chân lên Mặt trăng sớm hơn. Mặt trăng không chỉ là một vật thể trong không gian. Liên Xô nhận thức rõ điều này từ đầu thập niên 1960. Mặt trăng chính là một đấu trường chính trị. Liên Xô cũng đã thông qua chương trình chinh phục Mặt trăng.

MxxDHfNq.jpgPhóng to
Tên lửa N1
TTCT - Theo Izvestia, đó là do lúc đó Liên Xô chưa chuẩn bị đầy đủ nên đã để cho Mỹ đặt chân lên Mặt trăng sớm hơn. Mặt trăng không chỉ là một vật thể trong không gian. Liên Xô nhận thức rõ điều này từ đầu thập niên 1960. Mặt trăng chính là một đấu trường chính trị. Liên Xô cũng đã thông qua chương trình chinh phục Mặt trăng.

Nguồn kinh phí cho chương trình này lớn hơn các chương trình khai hoang rất nhiều. Chương trình này được tiến hành hoàn toàn bí mật, không được đề cập trong bất kỳ tài liệu đặc biệt nào. Đến tháng 8-1989, tờ Izvestia mới lần đầu tiên tiết lộ chương trình lên Mặt trăng “thê thảm” của Liên Xô.

Chương trình chinh phục Mặt trăng là “chuyện tình” cuối cùng của nhà thiết kế không gian Sergey Korolev, người luôn mơ thực hiện một chuyến du hành liên hành tinh. Một nhóm nhà du hành vũ trụ Liên Xô, đứng đầu là Alessey Leonov (người đầu tiên đi bộ trong không gian) chuẩn bị bay lên Mặt trăng.

Khó khăn nhất của chương trình là làm sao chế tạo một tên lửa có thể đưa các nhà du hành đáp xuống Mặt trăng. Tên lửa này được đặt tên là N1 gồm năm tầng, sử dụng nhiên liệu kerosene và oxy lỏng. Tầng thứ nhất có 30 động cơ NK-33, tầng thứ hai có tám động cơ NK-43, tầng thứ ba dùng bốn động cơ NK-39, tầng thứ tư sử dụng một động cơ NK-31 và tầng năm sử dụng động cơ RD-58. Tên lửa này được xem là tương đương với tên lửa Saturn-V của Mỹ.

Đột ngột, nhà thiết kế thiên tài Korolev mất năm 1966, từ đó hầu như mọi chuyện gặp bế tắc với tổng công trình sư mới là Vasily Mishin. Từ năm 1969-1972 Liên Xô đã phóng thử nghiệm tên lửa này bốn lần song đều thất bại, hai lần đầu không cất cánh được, hai lần sau chỉ bay lên được 50,1 giây và 107 giây rồi phát nổ. Những cuộc thử nghiệm kỹ thuật không gian thất bại là điều bình thường, phía Mỹ cũng “trầy trụa” không kém trước khi đưa được phi hành gia lên không gian. Khi còn sinh thời nhà thiết kế Korolev cũng đã dự định thiết kế các tên lửa N2 và N3 thay thế tên lửa N1, song không kịp.

Dẫu sao các thất bại này cũng đã là lý do khiến trưởng công trình thiết kế Vasily Mishin phải ra đi. Sếp mới là Valentin Glusko càng nôn nóng so với đối thủ người Mỹ trong chương trình chinh phục Mặt trăng. Glusko quyết định phát triển loại tàu vũ trụ không thuộc dạng tàu con thoi, nhất là vào lúc đó Mỹ chưa có đội tàu con thoi. Thế nhưng sau đó Liên Xô “bỏ cuộc” và hiện nay Mỹ đã có tàu con thoi mà Liên Xô thì không có.

Càng đáng buồn hơn là tên lửa N1 từng thất bại những bốn lần, nay lại được Mỹ sử dụng. Viện sĩ hàn lâm Nikolay Kuznetsov đã thiết kế các động cơ rất mạnh cho N1. Khi chương trình chinh phục không gian đóng lại, các quan chức Liên Xô nhiều lần yêu cầu tiêu hủy chúng. Nikolay Kuznetsov phải giấu những sản phẩm của mình trong một nhà chứa máy bay. Ngày nay Công ty Energomash đã bán động cơ RD-170 cải tiến cho Mỹ. Mỹ đã sử dụng loại động cơ tốt nhất này cho chương trình tên lửa mới của mình. Đây là một hợp đồng “nổi đình đám” nhất của Nga với phương Tây về kỹ thuật quân sự.

Chương trình tàu con thoi Buran của Nga cũng lặp lại bi kịch thất bại như chương trình thám hiểm Mặt trăng. Tại sao lại thất bại? Các thất bại này biểu thị một nền kinh tế yếu kém. Liên Xô đã thua trong cuộc chạy đua kỹ thuật với người Mỹ mặc dù những nhà thiết kế thiên tài lại là của Liên Xô. Mỹ đã chi cho chương trình Apollo 25 tỉ USD, trong khi đó Liên Xô chỉ chi khoảng 4,5 tỉ rúp, theo nguồn tin không chính thức.

Có thể đổ lỗi sự thất bại cho sự quản lý yếu kém. Tại Liên Xô, không có cơ quan nào có toàn quyền tự chủ giống như NASA của Mỹ. Đã có quá nhiều can thiệp vì lý do chính trị nơi các nhà khoa học chứ không phải từ những vấn đề thật sự. Mỗi trưởng công trình thiết kế của Liên Xô, để bảo vệ kế hoạch của mình, phải tìm được một quan chức cao cấp hậu thuẫn cho mình. Ngoài ra còn có những vấn đề thuộc cơ chế khiến khó có thể tiến đến những cách tiếp cận khoa học và công nghệ mới.

NGÔ ĐƯỢC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp