Hoàng hôn trên sao Hỏa có màu xanh tương tự như bầu trời màu xanh của chúng ta, trong khi hoàng hôn của chúng ta lại có màu đỏ. Tất cả là do sự phân tán ánh sáng Mặt trời lên các phân tử tạo nên bầu khí quyển của chúng ta.
Mặc dù có màu trắng nhưng ánh sáng Mặt trời bao gồm nhiều bước sóng khác nhau và các phân tử cũng như hạt bụi chỉ tương tác với những bước sóng nhất định. Bằng cách tán xạ các phần cụ thể của quang phổ ánh sáng, các hạt bụi này tạo ra màu sắc mà chúng ta nhìn thấy.
Chính bụi trong không khí là nguyên nhân tạo ra màu thiên thanh, chứ không phải màu đỏ.
Hiện nay, bầu khí quyển của sao Hỏa rất khác so với Trái đất, cả về thành phần lẫn mật độ. Bầu khí quyển của sao Hỏa rất mỏng manh. Áp suất của nó tương đương với khoảng 1% áp suất của Trái đất và nó cũng thiếu nitơ và oxy.
Bầu khí quyển của sao Hỏa được tạo thành từ carbon dioxide và có rất nhiều bụi. Bụi mịn này có xu hướng phân tán ánh sáng đỏ, và ánh sáng xanh lam mát mẻ xuất hiện.
Trên Trái đất thì ngược lại. Khi Mặt trời xuất hiện ở vị trí thấp tại đường chân trời, ánh sáng có khoảng cách di chuyển xa hơn trong bầu khí quyển nên bị tán xạ nhiều hơn và màu đỏ xuất hiện. Chưa kể, trên Trái đất, chúng ta có một bảng màu đỏ rộng hơn, thực chất được khuếch đại thêm từ tro núi lửa và bụi từ các đám cháy.
Đây là một điều tốt, vì sao Hỏa và Trái đất là một trong số ít nơi chúng ta có thể thấy sự thay đổi màu sắc của khí quyển vào lúc hoàng hôn và bình minh.
Nhiều vật thể khác trong Hệ Mặt trời thiếu bầu khí quyển đủ dày để tạo ra hiệu ứng hoặc bầu khí quyển có mây dày đến mức không thể nhìn thấy màu sắc gì.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận