16/01/2020 09:48 GMT+7

Tại sao giới trẻ lương cao mà vẫn nghèo?

THÚY NGUYỄN (theo Business Insider)
THÚY NGUYỄN (theo Business Insider)

TTO - Nhiều bạn trẻ ngày nay dù lương cao so với mặt bằng chung, nhưng vẫn phải chật vật "co kéo" vì thói quen chi tiêu vung tay quá trán.

Tại sao giới trẻ lương cao mà vẫn nghèo? - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ thu nhập hơn 100.000 USD/năm mà vẫn thấy nghèo - Ảnh: Getty

Trong tiếng Anh có một khái niệm mới dành cho lớp người này, đó là "Henry", viết tắt của "high earner, not rich yet" (tạm dịch: người thu nhập cao mà chưa giàu).

Theo các chuyên gia, các Henry này ở Mỹ ngoài 30 tuổi thường có thu nhập sáu con số (trên 100.000 USD/năm), nhưng họ phải cố gắng cân bằng giữa thói quen chi tiêu và tiết kiệm. Kết quả là, họ vẫn chưa đạt đến mức giàu và còn xa mới chạm đến mục tiêu tài chính mà họ đặt ra.

Lối sống xa xỉ là một phần nguyên nhân

Theo chuyên gia lập kế hoạch tài chính Gideon Drucker, một trong những vấn đề tài chính lớn nhất của các Henry là họ có mức sống vượt quá khả năng, và biến bản thân thành nạn nhân của lối sống ấy.

Mức sống tăng lên xuất hiện khi thu nhập tăng. Lương càng tăng, các Henry chi tiêu càng nhiều. Theo Drucker, nếu họ đang quen với mức sống 3.000 - 4.000 USD/tháng, vài năm sau, họ có thể giật mình nhận ra mức chi tiêu của mình đã lên tới 10.000 USD/tháng.

Lối sống xa xỉ bao gồm việc ở khách sạn sang, du lịch nước ngoài, sở hữu hoặc thuê nhiều chỗ ở, có thẻ tập gym đắt tiền... Các Henry thường không muốn từ bỏ lối sống này, họ sẵn sàng đánh đổi bằng cách mua đồ rẻ hơn để dành tiền cho du lịch.

Lối sống này mâu thuẫn với một trong các nguyên tắc vàng của các chuyên gia - tránh mức sống ngày một cao chính là cách để tích luỹ tài sản.

Tại sao giới trẻ lương cao mà vẫn nghèo? - Ảnh 2.

Các Henry thích lối sống xa xỉ - Ảnh: Getty

Giới trẻ đang gặp khủng hoảng chi tiêu

Một phân tích của SuperMoney năm ngoái cho thấy, thu nhập của giới trẻ ở Mỹ chỉ tăng 29 USD tính từ năm 1974 tới năm 2017. Tuy nhiên, giá nhà tăng lên 39%, còn chi phí y tế tăng 9.000 USD tính từ năm 1970. Chi phí giáo dục tăng hơn gấp đôi.

Mặc dù các Henry có lương cao, nhiều người trong số họ vẫn nợ tiền học đại học. Theo Priya Malani, nhà sáng lập công ty tài chính Stash Wealth, 40% khách hàng của bà vẫn nợ tiền học đại học trung bình 80.000 USD.

Các nghiên cứu cho thấy, giới trẻ Mỹ ngày nay là thế hệ bảo thủ nhất về tài chính kể từ thời Đại suy thoái, và hầu hết vẫn lo lắng về việc đầu tư. Vì vậy, kể cả khi thị trường chứng khoán ổn định, họ vẫn sợ bỏ tiền vào đó, và vì thế họ mất đi cơ hội tích lũy tài sản.

Tại sao giới trẻ lương cao mà vẫn nghèo? - Ảnh 3.

Nhiều Henry vẫn nợ tiền học đại học - Ảnh: Getty

Lương sáu con số không phải là giàu

Với tình hình kinh tế ngày nay, mức lương 100.000 USD/năm chỉ được coi là mức trung lưu ở Mỹ. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, tầng lớp trung lưu của Mỹ là những người kiếm được từ 2/3 đến gấp đôi thu nhập của những hộ gia đình trung bình - con số này là 60.336 USD vào năm 2016. Điều này có nghĩa là tầng lớp trung lưu Mỹ có thu nhập từ 40.425 USD đến 120.672 USD/năm.

Một gia đình ở Mỹ cần có thu nhập năm ở mức 421.926 USD để lọt vào top 1% thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, mức sàn này khác nhau giữa các bang. Ở Arkansas chỉ cần 255.000 USD, nhưng ở Connecticut con số này là 700.000 USD.

Việc sống ở nơi nào ảnh hưởng đến mức thuế cũng như ảnh hưởng của người xung quanh đến mức sống của mỗi cá nhân. Các Henry thường sống ở những thành phố lớn có chi phí đắt đỏ như New York, California hay Washington DC.

Giới trẻ thường có cảm giác hết tiền dù lương sáu con số, do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Họ phải cân nhắc khi cân đối chi tiêu, học cách cân bằng cuộc sống và tiết kiệm cho tương lai khiến số tiền tiêu thực tế không còn nhiều.

Kể cả khi chi tiêu cẩn thận, con số 100.000 USD/năm vẫn có vẻ khiêm tốn so với chi phí sinh hoạt cao, gánh nặng nợ sinh viên và tình hình suy thoái kinh tế.

Sếp nữ Google làm thế nào để vừa quản lý cấp cao vừa chăm 2 con nhỏ? Sếp nữ Google làm thế nào để vừa quản lý cấp cao vừa chăm 2 con nhỏ?

TTO - Dù bận rộn tới mức dự cả chục cuộc họp mỗi ngày, bà Lilian Rincon - giám đốc sản phẩm của Google Assistant, vẫn có thể cân bằng cuộc sống giữa công việc và gia đình, dành thời gian tập yoga và chăm con.

THÚY NGUYỄN (theo Business Insider)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp