29/07/2020 09:04 GMT+7

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim?

MINH HẢI tổng hợp
MINH HẢI tổng hợp

TTO - Không có ai ghi chép và kiểm chứng được bộ trang phục này có thực sự phát huy tác dụng bảo vệ bác sĩ hay không. Chỉ biết rằng trong số gần 50 triệu người chết vì bệnh dịch hạch, không ít là bác sĩ.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Ảnh 1.

Những năm tháng ‘cái chết đen’ bao trùm châu Âu thế kỷ 17, hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi - Ảnh: ANCIENT-ORIGINS

Đại dịch "Cái chết đen" được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14, mà đỉnh điểm là ở châu Âu trong giai đoạn 1346- 1400.

Trang phục mặt nạ mỏ chim của các bác sĩ chữa bệnh dịch hạch là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của Cái chết đen trong thế kỷ 17.

Mặc dù việc chữa dịch bệnh có từ các thế kỷ trước đó, nhưng chỉ đến thế kỷ 17 thì hình ảnh này mới mang tính biểu tượng, gợi cảm giác đáng sợ hơn là an tâm.

Ở thời điểm đó, những người bị bệnh thường gây nên sự sợ hãi và xa lánh cho những người xung quanh, nên mọi việc chăm sóc chữa trị hay chôn cất được giao cho những người được thành phố thuê mướn và đội ngũ bác sĩ.

Về lý thuyết, nhiệm vụ chính của một bác sĩ bệnh dịch hạch là điều trị và chữa trị cho các nạn nhân của bệnh dịch và chôn cất người chết. Họ chịu trách nhiệm kiểm đếm số lượng thương vong trong sổ ghi chép cho hồ sơ công khai, và ghi lại những mong muốn cuối cùng của bệnh nhân.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Ảnh 2.

Bác sĩ bệnh dịch hạch được cho là một trong những nhân vật bí ẩn nhất. Họ thường là một người, nhóm người được các làng, thị trấn hoặc thành phố thuê làm việc khi một bệnh dịch bùng phát tại đó - Ảnh: ANCIENT-ORIGINS

Các bác sĩ bệnh dịch hạch thường được mời làm chứng và công bố ​​di chúc của người bệnh.

Đôi khi các bác sĩ thậm chí còn được yêu cầu tiến hành khám nghiệm tử thi để hiểu rõ hơn về bệnh dịch hạch có thể được điều trị như thế nào.

Đội ngũ bác sĩ chữa dịch xuất hiện từ thế kỷ 14, nhưng mãi đến năm 1619, Charles de l'Orme - bác sĩ chính của ba vị vua Pháp là Henri IV, Louis XIII và Louis XIV - mới phát minh ra bộ đồ bác sĩ bệnh dịch hạch và nó nhanh chóng trở thành một biểu tượng của giai đoạn này.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Ảnh 3.

Một bức khắc về bác sĩ bệnh dịch hạch ở Rome thế kỷ 17, khoảng năm 1656 - Ảnh: THEVINTAGENEWS

Bộ đồ gồm một chiếc áo choàng dài màu đen phủ kín thân, chiếc mũ rộng vành màu đen và chiếc mặt nạ hình mỏ chim.

Theo nhiều ghi chép lịch sử, chiếc mặt nạ mỏ chim mang ý nghĩa đặc biệt. Một bộ phận dân chúng khi đó tin rằng những con chim đã mang bệnh tật đến cho con người, nên khi bác sĩ đến thăm bệnh thì mầm bệnh từ bệnh nhân sẽ "nhảy sang" bộ quần áo đó.

Trên thực tế, chiếc mặt nạ mỏ chim có công dụng chính là giúp bác sĩ giảm cảm giác khó chịu khi ngửi mùi hôi thối từ bệnh nhân và xác chết.

Bệnh nhân mắc dịch hạch ở giai đoạn sau thường bị lở loét, chảy máu và mủ hôi tanh, xác chết càng bốc mùi hơn.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Ảnh 4.

Một bác sĩ người Ý (trái) và một người từ Pháp. Dù trang phục có vải màu sáng hơn nhưng vẫn không làm giảm đi cảm giác u ám đáng sợ - Ảnh: ATLASOBSCURA

Người thời đó tin rằng không khí làm lây lan bệnh nên để giảm sốc mùi, các bác sĩ thường đặt ở bên trong phần mỏ những chất khử mùi mạnh hoặc thảo dược, cỏ hoa có mùi thơm như bạc hà, cánh hoa hồng.

Bộ áo choàng dài kín mít từ đầu xuống chân sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc da thịt của bác sĩ với người bệnh. Toàn thân bác sĩ và bộ quần áo cũng được bôi mỡ động vật trước khi đến gặp bệnh nhân.

Cây gậy gỗ dài được bác sĩ mang theo phục vụ cho một loạt chức năng. Ví dụ như dùng gậy để kiểm tra bệnh nhân của mình mà không cần chạm vào người đó.

Công cụ này cũng có thể được sử dụng để chỉ cho những người trợ lý hoặc các thành viên gia đình của nạn nhân cách thức và nơi để di chuyển bệnh nhân hoặc người chết.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Ảnh 5.

Hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi, hệt như trông thấy sứ giả thần chết - Ảnh: UNITED SQUID

Ngoài ra, cây gậy có thể được sử dụng để phòng thủ chống lại sự tấn công của những bệnh nhân tuyệt vọng.

Về phần chiếc mũ rộng vành màu đen, nó không có vai trò gì ngoài việc che phần đầu của bác sĩ.

Không có ai ghi chép và kiểm chứng được bộ trang phục này có thực sự phát huy tác dụng bảo vệ bác sĩ hay không. Chỉ biết rằng trong số gần 50 triệu người chết vì bệnh dịch hạch, không ít là bác sĩ.

Sự kỳ bí đằng sau bộ trang phục bác sĩ chữa ‘cái chết đen’ - Ảnh 6.

Ngày nay nhiều người lựa chọn trang phục này để diện trong các lễ hội hóa trang - Ảnh: WONDEROPOLIS

Trái với hình ảnh "thiên thần áo blouse trắng" gợi cảm giác an toàn được cứu sống như thời hiện đại, bộ đồ của bác sĩ chữa dịch hạch mang màu đen u ám, kỳ bí và đáng sợ.

Những năm tháng ‘cái chết đen’ bao trùm châu Âu thế kỷ 17, hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi, hệt như trông thấy sứ giả thần chết.

Bởi khi ấy người ta hiểu, dịch bệnh ở rất gần và lại thêm một người nữa ra đi.

Thiếu niên Mông Cổ chết vì dịch hạch sau khi ăn thịt sóc đất Thiếu niên Mông Cổ chết vì dịch hạch sau khi ăn thịt sóc đất

TTO - Sau khi ăn thịt sóc đất marmot, một thiếu niên ở Mông Cổ đã tử vong vì dịch hạch - căn bệnh được mệnh danh 'cái chết đen', có thể khiến một người trưởng thành chết trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.

MINH HẢI tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp