Thông tin này được công bố tại Hội thảo Phát triển và chuyển giao tài sản trí tuệ do Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức vào chiều 27-11.
Theo ThS Nguyễn Hữu Cẩn, phó Viện trưởng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, tình hình dịch chuyển tài sản trí tuệ của Việt Nam cho nước ngoài chủ yếu là nhãn hiệu chiếm 96,7%.
Bên bán gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam chiếm 92,1% và bên mua (nước ngoài) bao gồm các công ty, tập đoàn.
ThS Nguyễn Hữu Cẩn cho biết dịch chuyển tài sản trí tuệ của Việt Nam cho nước ngoài là một vấn đề thời sự. Trong đó, dịch chuyển tài sản trí tuệ có yếu tố nước ngoài có xu hướng tăng.
Từ năm 2006 đến năm 2014, tổng số tài sản trí tuệ được chuyển nhượng và tổng số tài sản trí tuệ được chuyển nhượng giữa Việt Nam và nước ngoài tuy có biến động nhưng nhìn chung tăng theo từng năm.
Cụ thể, năm 2006, tổng số tài sản trí tuệ được chuyển nhượng giữa Việt Nam và nước ngoài là 19 nhưng năm 2015, con số này đã tăng lên, đạt 303.
Lĩnh vực dịch chuyển tài sản trí tuệ của Việt Nam cho nước ngoài chủ yếu là ngày sản xuất. Các sản phẩm như thuốc, hóa chất, mỹ phẩm, dược liệu, nông hóa phẩm có 93 hợp đồng, chiếm số lượng cao nhất trong tất cả các sản phẩm, dịch vụ.
Bên mua, chủ yếu từ châu Á và châu Âu (chiếm 81,8%), trong đó số lượng nhãn hiệu đã bán sang Hàn Quốc chiếm cao nhất (210 nhãn hiệu).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận