23/04/2024 16:24 GMT+7

Tài sản Nga gửi ở Thụy Sĩ 165 tỉ USD, bị đóng băng chỉ 14,5 tỉ

Theo báo cáo mới đây, lượng tài sản Nga bị Thụy Sĩ đóng băng trong năm 2023 chỉ ở mức 6,3 tỉ USD, giảm khá nhiều so với năm 2022.

Báo cáo mới đây của Thụy Sĩ cho thấy lượng tài sản bị đóng băng của Nga đã giảm đi tương đối nhiều trong vòng một năm, từ năm 2022 đến 2023 - Ảnh: RADIO FREE EUROPE

Báo cáo mới đây của Thụy Sĩ cho thấy lượng tài sản bị đóng băng của Nga đã giảm đi tương đối nhiều trong vòng một năm, từ năm 2022 đến 2023 - Ảnh: RADIO FREE EUROPE

Hãng tin Reuters đưa tin ngày 23-4, Thụy Sĩ đã đóng băng khối tài sản trị giá 5,8 tỉ franc Thụy Sĩ (tương đương 6,36 tỉ USD) của Nga trong năm 2023. Con số này thấp hơn rất nhiều so với khối tài sản trị giá 7,5 tỉ franc (khoảng 8,2 tỉ USD) của Nga bị Thụy Sĩ đóng băng được ghi nhận trong năm 2022.

Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), cơ quan chuyên trách giám sát các lệnh trừng phạt, cho biết nguyên nhân khiến lượng tài sản Nga bị đóng băng giảm là do giá trị thị trường của cổ phiếu và các tài sản tài chính bị phong tỏa khác đã giảm trong năm qua.

Theo ước tính của Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ (SBA), tổng tiền mặt của Nga mà Thụy Sĩ đóng băng cho đến nay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản Nga trị giá 150 tỉ franc (gần 165 tỉ USD) mà các ngân hàng ở Thụy Sĩ đang nắm giữ.

SECO cũng cho biết số tiền của Nga bị phong tỏa ở Thụy Sĩ hiện thuộc sở hữu của 1.703 cá nhân, 421 công ty, tổ chức.

Reuters nhận định sự sụt giảm về khối lượng tài sản Nga bị đóng băng có thể khiến cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực lên Thụy Sĩ, để buộc quốc gia trung lập này phải hành động nhiều hơn, mạnh tay hơn để trừng phạt Matxcơva.

Cho đến nay, Thụy Sĩ đã áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt chung của châu Âu nhằm ngăn chặn Nga mua hàng hóa và tiếp thu công nghệ phục vụ cho quân đội nước này. Tuy nhiên, quốc gia Bắc Âu này vẫn tự đi theo lối đi riêng của họ.

Tuần trước, Hạ viện Thụy Sĩ đã bác bỏ việc tham gia vào lực lượng đặc nhiệm quốc tế gồm Mỹ, Úc, Canada, Ủy ban châu Âu (EC), Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh, để thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Chính phủ Thụy Sĩ khuyến nghị nước này không tham gia vào lực lượng đặc nhiệm, đồng thời cho rằng Thụy Sĩ đã hợp tác với các nước tham gia trước đó thì không nên tiếp tục tham gia vào lực lượng đặc nhiệm chung.

Hơn nữa, việc đứng ngoài lực lượng đặc nhiệm sẽ có lợi cho hội nghị hòa bình cho Ukraine được tổ chức vào ngày 15 và 16-5 tới.

Mặc dù Thụy Sĩ đã tăng cường nỗ lực trấn áp các công ty và cá nhân lợi dụng đất nước này để né tránh các lệnh trừng phạt, thế nhưng cộng đồng quốc tế dường như vẫn muốn Thụy Sĩ phải hành động nhiều hơn để trừng phạt Nga.

Cũng trong ngày 23-4, Hãng thông tấn RIA (Nga) dẫn lời bà Valentina Ivanovna Matviyenko, chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện Nga), cảnh báo nước Nga đã chuẩn bị sẵn dự thảo luật để xem xét về các biện pháp trả đũa, trong trường hợp phương Tây phong tỏa tài sản Nga.

Tuy nhiên, bà Matviyenko không đưa ra thông tin cụ thể về cách thức Matxcơva sẽ phản ứng trước việc bị tịch thu tài sản.

G7 khẩn trương khai thác tài sản 300 tỉ USD bị đóng băng của NgaG7 khẩn trương khai thác tài sản 300 tỉ USD bị đóng băng của Nga

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết các lãnh đạo tài chính G7 đang lập kế hoạch giải phóng khối tài sản 300 tỉ USD đang bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine trong thời gian tới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp