Bà con chen nhau chờ cân vải ở phố Kim, Phượng Sơn - Ảnh: NGOAN PHẠM
"Vương quốc " - huyện (Bắc Giang) những ngày này tràn ngập sắc đỏ. Những vườn vải trĩu cành đang mùa thu hoạch.
Thay vì đưa vải vào các khu chợ, bãi đất trống để trao đổi, mua bán, người dân và thương nhân lại chọn điểm thu mua ở các hộ gia đình dọc quốc lộ 31. Điều này gây ùn ứ, tắc nghẽn giao thông, nhất là ở các ngã ba, ngã tư và các khu trung tâm.
Né... "giờ vàng"
Chúng tôi có chuyến công tác lên Lục Ngạn, một người bạn ở huyện đã gợi ý và khuyên đoàn nên xuất phát sớm hẳn hoặc muộn hẳn để tránh . Từ 6h30 đến 10h sáng là cao điểm người dân cùng lúc đưa hàng ra bán ngay ven quốc lộ đã tạo ra tắc nghẽn giao thông nhiều giờ.
Bà con Lục Ngạn thu hoạch vải vào chiều và đêm, vừa tránh được nắng nóng gay gắt mùa hè, quả vải tươi hơn, đồng thời kịp sáng sớm hôm sau bán cho thương lái.
Từ TP Bắc Giang, chúng tôi di chuyển đến phố Kim, xã Phượng Sơn lúc này là hơn 7h. Trước đó xe đã phải hết sức khó khăn qua đoạn thị trấn Lục Nam và xã Đông Hưng với tốc độ... rùa bò.
Lượng người và xe đi bán vải bắt đầu tăng dần song đỉnh điểm của sự tắc đường từ đoạn xã Phượng Sơn lên hết thị trấn Chũ và các xã Hồng Giang, Tân Hoa, Biển Động.
Cảnh tắc đường ở phố Kim, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn trong ngày 9-6 - Ảnh: NGOAN PHẠM
Mới đầu giờ sáng, không gian Phượng Sơn cả tuyến đường dài hàng cây số đều một màu đỏ rực của vải.
Từng đoàn người và xe cộ từ các xã Quý Sơn, Phượng Sơn, Trù Hựu (Lục Ngạn), Đông Hưng (Lục Nam) mang theo những sọt vải hàng tạ nườm nượp đổ ra phố, chen chúc xếp thành hàng dài để chờ bán.
Quốc lộ này vốn hẹp, nay thêm nhiều xe tải, xe container về nhận hàng khiến giao thông càng thêm bức bối. Các phương tiện nhích từng mét thành nỗi ngán ngẩm cho người qua đây mùa này.
Anh Lê Văn Cường, nhà ở TP Bắc Giang, hiện đang làm việc cho một công ty vật tư nông nghiệp tại Lục Ngạn, kể: "Mùa vải thiều là nỗi ám ảnh với chúng tôi, từ TP Bắc Giang lên thị trấn Chũ hơn 40 cây số, khoảng 2 tháng liền hầu như ngày nào tôi cũng phải thức giấc từ 4 giờ sáng để đi làm nhưng có hôm vẫn muộn giờ làm".
Theo anh Dương Văn Thể - nhân viên tuyến xe buýt từ TP Bắc Giang - Sơn Động, mùa vải thiều các tuyến xe đều không thể bảo đảm lịch trình quy định vì đường quá đông, chậm chuyến thường xuyên.
Trong khi một giáo viên ở Lục Ngạn như chị Nguyễn Thị Quyên phải thốt lên rằng: "Con đường đến trường sao gian nan quá!".
Không thể cải thiện?
Năm nay, diện tích vải thiều của toàn tỉnh Bắc Giang là hơn 28.000ha (trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Lục Ngạn với khoảng 15.000ha), sản lượng ước đạt 150.000 tấn. Dự kiến tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 75.000 tấn, xuất khẩu 75.000 tấn.
Đến thời điểm này, hàng trăm thương nhân trong và ngoài nước đang "ăn chực nằm chờ" tại đây để kịp thời thu mua vải thiều đưa đi các thị trường tiêu thụ.
Ông Chu Văn Lìu, chủ vườn vải rộng gần 10ha ở thôn Bắc Hai, xã Quý Sơn (Lục Ngạn), giải thích: mùa vải thiều chín diễn ra trong khoảng hơn 2 tháng, trong khi diện tích và sản lượng lớn, vải thiều lại khó bảo quản lâu dài, đòi hỏi người dân phải thu hoạch nhanh...
Chính quyền huyện đã nâng cấp chợ, bố trí mặt bằng và xây cả chợ nông sản. Nhưng thay vì đưa vải thiều vào những nơi đã được bố trí, người mua vẫn giữ thói quen đặt điểm cân nơi ngã ba, ngã tư đường, còn người bán thì cứ ngồi trên xe máy vẫn bán được hàng.
Bà con chen nhau chờ cân vải ở phố Kim, Phượng Sơn - Ảnh: NGOAN PHẠM
Thói quen được cho là tiện nhất, cho dù có chen chúc như nêm cối. Trong khi chợ nông sản ở trung tâm huyện thì bỏ hoang lãng phí, tình trạng kẹt xe lại chưa được giải quyết.
Được biết, tại Lục Ngạn, diện tích vải thiều trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP ngày càng mở rộng, hướng tới đạt 100% diện tích. Quả vải của Lục Ngạn đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia (Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia).
Vải thiều đang vào chính vụ, để hạn chế tình trạng tắc đường kể trên, UBND huyện chỉ đạo các lực lượng CSGT, công an xã và dân phòng tập trung giải quyết ùn tắc. Tuy nhiên lượng vải thiều tươi đổ về quá nhiều, việc giải tỏa ách tắc gặp nhiều khó khăn.
Lực lượng này cũng tích cực tuyên truyền, vận động và đề nghị các điểm cân, tài xế và người dân ý thức thay đổi nơi mua bán song tình hình vẫn không được cải thiện là bao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận