Phóng to |
Trần Thị Hà
- Trả lời của Phòng mạch Online:
Lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí. Phần lá, rễ và vỏ quả chanh thường dùng chữa tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét và các triệu chứng đau mắt, nhức đầu do can đởm hóa vượng.
Nhân dân ta dùng một nắm rễ chanh nấu với ba lát gừng đun nước uống có tác dụng tẩy các chất độc trong người. Rễ chanh gừng còn có tác dụng chữa ngộ độc thực phẩm (sau khi ăn thực phẩm bị đau bụng, tiêu chảy). Có lẽ rễ chanh có tác dụng giảm đau nhờ hoạt huyết và làm thông kinh lạc.
Cây mắc cỡ : miền Bắc gọi là cây xấu hổ vì khi bạn chạm tay vào là lá cụp lại. Hiện nay cây mắc cỡ được nghiên cứu và chiết ra một alcaloid tên gọi minosin, trong lá và quả có selen. Cả hai chất này đều có tác dụng an thần nên cây mắc cỡ thường dùng trong các bài thuốc ngủ.
Có lẽ người chỉ cho bạn bài thuốc này nhằm vào tác dụng thông kinh lạc (thông bất thống) và an thần, làm dịu đau là chủ yếu. Còn nếu chữa thấp khớp e hiệu quả không cao. Tôi nghĩ đơn giản nhất bạn có thể mua 0,5 kg tỏi, lột vỏ, đập giập rồi ngâm trong một lít rượu. Ngâm được hai tuần thì mỗi tối uống một chung hạt mít. Các hoạt chất trong tỏi chống viêm khớp, tăng cường khả năng miễn dịch lại phòng chống ung thư rất tốt. Tỏi là gia vị dễ kiếm, rẻ tiền, ngâm rượu dễ uống, không bị đắng như rễ cây chanh.
BS LÊ THÚY TƯƠI
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected]. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận