Trong các cuốn sách đó chủ yếu là các bộ kinh thư, sách về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán (68%) và sách văn học (22,8%). Bên cạnh một số dân ca chép lại còn khá nhiều sách văn học, gồm một số bộ tiểu thuyết cổ của Trung Quốc và đặc biệt là 23 truyện thơ lần đầu tiên được phát hiện ở vùng người Dao như "Hàn Bằng", Bá Giai truyện", "Thần sắt ca", "Trạng nghèo", "Đô Nương truyện".... Trong số đó, truyện thơ kể về hành trình tìm đất vất vả của người Dao chiếm 40 %.
Ông Nguyễn Liễn, nguyên là chuyên viên Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã sưu tầm được một số bảng văn có giá trị như "Quá sơn bảng" ghi rõ nguồn gốc lịch sử, quá trình thiên di của người Dao. Dựa vào các văn bản, các nhà nghiên cứu xác định được hướng di cư và tinh thần đấu tranh bất khuất của đồng bào Dao. Đặc biệt, các cán bộ sưu tầm còn phát hiện 8 tín ca cổ của người Dao, trong sách cổ "Bàn Nhị Quân" kể lại cuộc khởi nghĩa của người Dao ở Bảo Hà, Lục Yên, Bắc Hà chống giặc cờ vàng của Hoàng Sùng Anh và chế độ cai trị hà khắc của triều Tự Đức ở vùng Châu Thủy Vĩ, Văn Bàn. Sách cổ " Quốc Vương Ca" được sưu tầm ở Nậm Đét, huyện Bắc Hà cho thấy rõ diễn biến của cuộc khởi nghĩa Giáp Dần tháng 10/1914 tại Lục Yên (Yên Bái) và Bảo Yên (Lào Cai) chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong năm 2005, Sở Văn hóa Thông tin Lào Cai giới thiệu rộng rãi 30 tác phẩm văn học của người Dao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận