1.
Phóng to |
Gần đến giờ biểu diễn, ban tổ chức thông báo với khán giả một quy định nghiêm ngặt: tuyệt đối giữ im lặng trong khán phòng và không được dùng điện thoại di động suốt chương trình (bao gồm cả việc không để tiếng chuông phát ra và màn hình bật sáng). Phóng viên ảnh được sắp xếp ngồi riêng một khu vực, đeo băng đỏ và không được di chuyển khi tác nghiệp làm ảnh hưởng đến sự quan sát của người khác.
Thậm chí máy ảnh cũng không được phép bấm cùng lúc vì sẽ phát ra tiếng động cộng hưởng. Đúng 20g, chương trình mở màn. 20g05, có khán giả đến và buộc phải đứng ngoài cửa chờ đến khi tiết mục đầu tiên kết thúc mới được vào. Bởi lúc đó tiếng mở cửa của bảo vệ, tiếng bước chân của người đến trễ sẽ hòa cùng tiếng vỗ tay trong khán phòng và không gây khó chịu cho những khán giả khác.
2.
Chuyện thường xảy ra ở các chương trình biểu diễn của sân khấu Việt. 20g là giờ diễn ghi trên vé. Nhưng đến gần 21g vẫn có khán giả ung dung bước vào khán phòng, tay cầm chai nước, tay cầm bịch bánh. Chương trình thường mở màn cách đó chưa lâu, nghĩa là thường trễ hơn so với giờ quy định khoảng 30 phút.
Dù cũng có lời nhắc nhở không dùng điện thoại di động nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe thấy tiếng ai đó “a lô” lồng lộng trong khán phòng. Rồi tiếng mở chai nước, tiếng mở bịch bánh, tiếng nhai nhóp nhép, tiếng nói chuyện riêng, tiếng cười đùa... vẫn cứ vang lên mồn một. Ở một số nơi còn có cả tiếng buông dép để hai chân lên ghế.
Đáng ngại nhất là tiếng bật rầm rầm của ghế khi có người vô tư đứng dậy để đi vệ sinh hoặc bỏ về giữa chừng. Đến nỗi đã có nghệ sĩ buồn bã tâm sự: giá như những âm thanh khó nghe ấy quy đổi thành tiếng vỗ tay thì hay biết mấy.
3.
Suốt chương trình của Iimuro Naoki, khán giả gần như có thể nghe thấy mọi âm thanh trung thực nhất của anh trong từng chuyển động trên sân khấu. Tiếng bước chân khi anh chạy, tiếng thở khi anh nhảy, tiếng rơi khi anh lộn vòng, tiếng gõ nhịp khi anh múa. Mọi người gần như nín thở để có thể thưởng thức nghệ thuật một cách trọn vẹn, và tự nhiên sẽ thấy xấu hổ nếu từ phía mình phát ra bất kỳ tiếng động nào.
Phóng to |
Nghệ sĩ Iimuri Naoki biểu diễn trong không gian im lặng tuyệt đối. Ảnh: Minh Trung |
Khi chương trình kết thúc, tiếng vỗ tay vì thế như được dịp vỡ òa và tuôn chảy không ngừng, đến tận khi người nghệ sĩ đã năm lần bảy lượt cúi chào tạm biệt khán giả. Đó là âm thanh duy nhất mà Iimuro muốn nghe trong những buổi diễn của mình, bởi anh cho rằng một khi đã ở trong nhà hát, chúng ta nên im lặng để lắng nghe nhau ở những thời khắc nhất định.
Đó cũng là khung cảnh trong mơ của sân khấu Việt ở thời buổi hiện tại, khi gần như đã có những thỏa hiệp bất thành văn kiểu chương trình cứ từ từ mở màn, người xem cứ từ từ đến, khi nhiều vở diễn đã không còn đủ sức nặng, nhiều nghệ sĩ không còn đủ tâm huyết, nhiều khán giả không có đủ sự nhã nhặn, và nhiều nhà hát không có đủ sự cứng rắn để tạo nên những im lặng cần thiết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận