Sợ dân làng thấy tay đeo còng, sợ mấy tay làm nhựt trình thấy chụp hình đăng lên, xấu hổ lắm. Thế là mấy bị cáo tìm cách che còng.
Có người lấy cái áo dài tay mặc kéo tay áo dài ra để che. Có người lấy áo khoác trùm lên che hẳn cả tay lẫn còng. Có người "sáng kiến" hơn: lấy tờ nhựt trình giả vờ mang theo đọc nhưng thật ra là để che cái còng…
Dân làng la ó, bảo mấy tay đó "ăn của dân không từ một thứ gì" không biết nhục, còn gì biết xấu hổ nữa mà bày đặt che còng.
Vậy hỏng, ra huyện đường mọi thứ phải công khai, không được che giấu một thứ gì. Thế là từ đó, quan huyện ra lệnh làm cái còng tay là tấm gỗ to nặng, thậm chí có thể tròng cả hai tay lẫn đầu. Để khi tra tay vào còng thì không thể giấu hình ảnh đó được, phải thấy nỗi nhục để biết hối hận, và người đời cũng nhìn vào đó để mà lo tu thân, tránh làm bậy.
Cái còng to ra đời từ đó. Còn về sau, theo thời gian, cái còng nhỏ vì sao chưa rõ, Bút Bi chỉ chép sự tích vỉa hè có vậy thôi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận