21/01/2020 18:40 GMT+7

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng

CÔNG TRIỆU
CÔNG TRIỆU

TTO - "10 năm rồi tôi chưa được ăn tết ở quê, ở đó có người thân, làng xóm chớ không tiền mà ở Sài Gòn ni thì ăn cái chi trong phòng trọ chật hẹp nớ. Nói thiệt, không về ăn tết ở quê được thì chỉ trông mau mau hết tết mà đi bán".

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 1.

Nụ cười tươi vui khi được về quê ăn tết của mọi người trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Đó là chia sẻ của ông Đỗ Văn Đô (60 tuổi, quê Quảng Ngãi) trong lần về quê ăn tết cùng gia đình sau 10 năm mưu sinh với nghề bán vé số tại TP.HCM bằng chuyến xe 0 đồng vừa lăn bánh rạng sáng ngày 25 tết.

‘Nghèo hơn nhưng trẻ hơn’

Ánh đèn khuya đường Sài Gòn ngày cuối năm chiếu sáng một khoảng sân Trường đại học Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM (Q.5), nơi có đoàn xe 0 đồng đang chuẩn bị lăn bánh.

Dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tâm của các tình nguyện viên, hàng trăm kg hành lý của gần 300 hành khách là các lao động nghèo, công nhân, người khuyết tật, sinh viên đang học tập, làm việc tại TP.HCM có quê tại các tỉnh miền Trung nhanh chóng được đưa lên xe.

Sự khẩn trương thể hiện rõ mồn một qua cách các tình nguyện viên đang phân chia từng bịch bánh, cây xúc xích, chai nước để phục vụ mọi người trong chuyến đi. Còn với gần 300 hành khách, tất cả đều đang rất phấn khởi cho hành trình sum họp tại quê nhà sau một năm trời làm việc quần quật.

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 2.

Bà Phấn tươi vui khi nhận được tin con trai đã trở về nhà an toàn - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Ngồi trên xe nhưng đôi tay, ánh mặt bà Lương Thị Phấn (54 tuổi, quê Phú Yên) vẫn không rời khỏi chiếc điện thoại "cục gạch" của mình. Theo bà Phấn, việc người con trai "kém may mắn" của mình là Đặng Quốc Đại (21 tuổi) đang trên chuyến tàu từ TP.HCM về Phú Yên đã khởi hành vài tiếng trước đó là lý do khiến bà nóng lòng đợi.

"Bà Phấn nhường vé 0 đồng của con bả cho chúng tôi rồi bắt tàu hỏa để cậu ấy về quê trước đó rồi. Tôi có bảo để tôi đi xe khác vì con bà bị tai nạn trước đó nên cũng đang nửa tỉnh nửa mê mà bả không có chịu" - ông Quân, người ở chung đại lý vé số cùng bà Phấn, cho biết.

Được biết, vì đại lý vé số nơi bà Phấn và con trai đang ở chỉ nhận được 5 vé xe 0 đồng, tuy nhiên ngoài hai mẹ con bà thì còn có đến bốn cụ già khác cũng cần được về quê ăn tết. Và theo chủ đại lý này thì hai mẹ con bà Phấn đáng được nhận hai tấm vé này bởi những cụ già đang ở tại đây có mức thu nhập cao hơn, từ đó cũng "rủng rỉnh" hơn so với bà.

Nhưng với bà Phấn, việc quyết nhường tấm vé đó cho người khác dù bản thân có khó khăn hơn cũng là điều dễ hiểu bởi "dù mình nghèo hơn nhưng trẻ hơn, còn nhiều thời gian để sống và làm việc".

"Còn trẻ thiếu gì thời gian, chớ mấy ông toàn tới tuổi nghỉ hưu cả rồi, đáng nhẽ giờ họ phải được nghỉ ngơi, vui chơi chứ" - bà Phấn nói.

Chỉ đến khi điện thoại sáng lên, bên kia là tiếng nói đất giọng Phú Yên "Con nó về đến nhà rồi nhé!" thì bà Phấn mới thôi bớt lo rồi nở một nụ hiền dịu.

Một năm làm lụng quần quật từ sáng đến tối bằng nghề bán vé số dạo, mỗi ngày đi trên dưới 15km nhưng cuối năm bà Phấn cũng chỉ mang về cho gia đình gần 6 triệu đồng. Và với bà Phấn, việc được tiết kiệm gần 600.000 đồng cho vé xe để bà về quê trong đợt này cũng đã là món quà quý giá.

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 3.

Tình nguyện viên sắp xếp hành lý cho mọi người - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Quà tết là 2 thùng mì, 10kg gạo…

Hơn 10 năm sống ở TP.HCM với nghề bán bánh tráng nướng, nhưng dịp để được về quê ăn tết với chị Nguyễn Thị Hà (47 tuổi, quê Quảng Ngãi) là chưa đến 3 lần. Với chị, việc có được một tấm vé xe miễn phí về quê ăn tết như năm nay là điều vô cùng ý nghĩa.

Ngoài khoản tiền hơn 7 triệu đồng mà chị Hà tích cóp được suốt một năm nay thì phần quà mà chị mang về ăn tết cùng gia đình chỉ là 2 thùng mì gói, 10kg gạo, 2 chai dầu ăn, 2 bịch hạt nêm do một số hộ gia đình trao tặng.

"Làm việc từ 8h sáng đến hơn 10h đêm mới về tới trọ. Mỗi ngày ở trọ phải trả 15.000 đồng cho chủ lò bánh là một khoản tiền mà hôm nào không bán được cũng đau cả đầu chứ đừng nói là tiền về quê, tiền ăn tết. Đừng nói ổ bánh mì có thịt, chứ gói mì cua không cũng đã quý" - chị Hà nói.

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 4.

Vụ tai nạn cướp đi đôi chân của ông Đoàn Văn Xổ - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Vụ tai nạn giao thông cách đây hơn chục năm trời khiến ông Đoàn Văn Xổ (quê Phú Yên) phải rời quê hương vào TP.HCM kiếm sống qua ngày bằng nghề bán vé số. Sức khỏe không ổn định cùng đôi chân cụt ngũn càng khiến ông Xổ ngày một khó khăn hơn.

"Thấy cụt cụt này chứ ở trọ lại lợi hơn người ta đấy. Trọ chật ấy mà, nên khi đông thì chỉ nằm nghiêng, vắng người thì mới nằm ngửa được. Mình nhỏ con lại ngắn người nên cũng đỡ" - ông Xổ tếu táo nói.

Việc được nhận vé xe 0 đồng về quê ăn tết với ông Xổ tưởng chừng như là điều chỉ có nằm mơ ông mới thấy. Và rồi, điều ông cảm kích hơn cả khi tham gia chuyến xe chính là bởi những quan tâm, chăm sóc các bạn trẻ nơi đây đang thể hiện.

"Họ rất nhiệt tình lắm. Thấy tôi hay ai khó khăn, đi không được là chạy đến dìu đỡ, có cậu còn bồng tôi lên xuống xe suốt. Ngoài tấm vé thì những điều đó khiến tôi thấy cảm kích lắm. Đó là niềm vinh dự rất lớn đối với những người tàn tật như tôi" - ông Xổ nói thêm.

Từ hành khách trở thành tình nguyện viên

Là tình nguyện viên trên xe số 2, cô gái Nguyễn Thị Nhật Tiên (sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế - luật TP.HCM) luôn nhanh nhẹn giúp đỡ mọi người. Càng ngạc nhiên hơn bởi đã là 26 tết nhưng Tiên vẫn muốn đồng hành cùng chuyến xe và mọi người đến điểm cuối cùng dù đoàn xe đã đi qua nhà mình là Huế.

"Trước đó, mình cũng từng là một vị khách trên chuyến xe này nhưng vì cảm kích trước việc làm của các anh chị trong chương trình là lí do mình xin làm tình nguyện viên luôn từ năm đó" - Tiên cười nói.

Cũng như Tiên, bạn Lê Thị Hương (sinh viên năm 3 Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM, quê Quảng Nam) lần đầu tiên trở thành hành của chuyến xe số 7 nhưng đã ngỏ lời muốn được đồng hành làm tình nguyện viên cho chương tình trong những năm sau.

"Mình thấy các anh chị hay quá, giỏi quá nên cũng muốn được đi theo học hỏi và góp chút sức mình giúp mọi người" - Hương chia sẻ.

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 6.

Những em nhỏ khiếm thị lên xe về quê ăn tết - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 7.

Em Huỳnh Tấn Sang (6 tuổi, quê Quảng Ngãi) theo mẹ vào TP.HCM nhặt ve chai - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 8.

Em Nhã Phương (5 tuổi) tươi vui khi được đi cùng bà ngoại về quê ăn tết - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 9.

Niềm vui của mọi người trước hành trình về quê ăn tết - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 10.

Cô Lê Thị Năm (1970, quê Bình Định) tươi khoe với tấm vé xe 0 đồng - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 11.

Đây là lần thứ 2 ông Huỳnh Giáo (66 tuổi, quê Phú Yên) được đồng hành cùng chuyến xe - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 12.

Tình nguyện viên kiểm tra lại danh sách hành khách nhằm đảm bảo an toàn - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 13.

Ngoài miễn phí vé xe, mỗi vị khách sẽ được tặng một phong bao lì xì 200.000 đồng - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sự sẻ chia trên chuyến xe 0 đồng - Ảnh 14.

Phố hoa dọc đường khiến Tiên không khỏi nao lòng vì nhớ nhà, nhưng vì là tình nguyện viên của chương trình nên cô vui vẻ theo đến hết hành trình - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Rơi nước mắt với hơn 300 bệnh nhân ung thư về quê trên chuyến xe miễn phí Rơi nước mắt với hơn 300 bệnh nhân ung thư về quê trên chuyến xe miễn phí

TTO - Chiều ngày 21-1, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM vừa tổ chức chuyến xe miễn phí đưa hơn 300 bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn Tết Canh Tý năm 2020.

CÔNG TRIỆU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp