09/05/2016 09:44 GMT+7

Sự lựa chọn nghiệt ngã

THANH TUYỀN
THANH TUYỀN

TTO - Phí cao - đường tốt, phí thấp - đường không tốt. Muốn hay không, người dân và doanh nghiệp cũng phải lựa chọn. Nhưng ở góc độ người dùng, đó là sự lựa chọn nghiệt ngã chẳng ai muốn.

 

, có nơi phí ngang tiền xăng như đường Hà Nội - Thái Bình, khoảng 100km qua 4 trạm thu phí mất 125.000 đồng ngang với tiền xăng sử dụng trên đoạn này, đang gây bức xúc. 

Dù là cá biệt, nhưng đó cũng là điển hình của thực trạng phí cao và đã đến lúc phải mổ xẻ cách xây dựng hạ tầng giao thông quá nặng theo nguyên tắc “phí cao - đường tốt”, nếu không xã hội còn phải gánh phí cao, phí nặng vài chục năm nữa.

Về vấn đề phải chịu phí cao để có đường tốt, có quan chức nói rằng người dùng có nhiều lựa chọn: đi đường ít phí thì mất nhiều thời gian và xăng, với đường tốt trả phí nhiều thì ngược lại.

Với lập luận này thì chẳng có gì phải bàn cãi vì quan điểm và cách giải quyết rất ư theo hướng kinh tế thị trường, để giá cả và cung cầu quyết định xu hướng của người dùng, chẳng ai ép ai.

Và xem ra cơ quan chức năng đã hài lòng khi cho rằng cũng đã tạo ra sự lựa chọn cho người sử dụng: phí cao - đường tốt, phí thấp - đường không tốt. Nhưng ở góc độ người dùng, đó là sự lựa chọn nghiệt ngã chẳng ai muốn.

Nếu cứ theo cái lý này thì không thể tìm được lối ra cho thực trạng phí đường bộ quá cao và người dân chẳng hi vọng đợt rà soát phí giao thông theo yêu cầu của Chính phủ sẽ mang lại kết quả là giảm phí.

Rồi đây sẽ có thêm nhiều đường tốt có phí rất cao. Người dân chấp nhận những bất hợp lý như “thu cho đường khác”, trạm phí này “nhìn thấy” trạm phí kia... Mặc nhiên xã hội phải chấp nhận phí đường bộ cao, dù chẳng ai vui vẻ chấp nhận sự lựa chọn nghiệt ngã ấy.

Chưa biết sau này nền kinh tế đủ khỏe để chấp nhận mức phí cao hay không, nhưng trước mắt thì ai cũng kêu.

Chúng ta không thể chấp nhận hiện trạng này. Cũng không chấp nhận rồi đây sẽ có hệ thống giao thông tốt với phí rất cao, hay đánh đổi mức phí cao để có được chỉ số giao thông của VN tăng nhiều bậc.

Lưu ý rằng các hợp đồng đầu tư và thu phí giao thông đều kéo dài vài chục năm, không tính kỹ sẽ để lại hệ quả xấu bất lợi cho nền kinh tế.

Lúc này xã hội không chỉ đòi hỏi một hạ tầng giao thông tốt, mà còn phải có mức phí hợp lý và xóa ngay những bất hợp lý trong chủ trương thu phí.

Để làm được việc này cần một bàn tay điều tiết và người cầm trịch ở đây không ai khác là Bộ Giao thông vận tải, những bộ liên quan - trong đó có Bộ Tài chính. Không thể phó mặc tất cả cho thị trường mà phải tính toán sức chịu đựng của nền kinh tế, của từng doanh nghiệp, người dân.

Khi quy hoạch giao thông, đàm phán các hợp đồng thu phí cũng đừng thượng tôn một nguyên tắc thị trường, mà phải có sự cân nhắc, điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người tiêu dùng, để đảm bảo có đường tốt nhưng không quá đắt.

Một khi nguyên tắc thị trường đặt ngang với vai trò điều tiết, chắc chắn sẽ không có những kêu ca về phí như hiện nay.

Chúng ta đã có kinh nghiệm về “thị trường có điều tiết” khi người tiêu dùng sử dụng xăng dầu theo giá thế giới, chấp nhận có lên có xuống nhưng lại không phải chịu sức nóng của các đợt tăng giá sốc là nhờ quỹ bình ổn giá.

Vậy thì các bộ phải nhận cái khó về mình, tìm cho được hướng giải quyết, đừng bắt người dân và doanh nghiệp phải chấp nhận sự lựa chọn nghiệt ngã như đang diễn ra.

THANH TUYỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp