17/11/2015 21:00 GMT+7

​“Sử không còn, Tổ quốc có còn không?”

TTO
TTO

TTO – “Mấy ngàn năm đất nước gian truân. Ai lại mang máu xương của mình lên bàn cân để chọn. Để việc nhớ về vua Hùng, về Lê Lợi, về Quang Trung… có còn quan trọng?”

Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trong lịch sử VN. Ảnh bìa truyện tranh lịch sử của NXB Mỹ Thuật.

Bài viết của nhà văn nữ Dạ Ngân đăng trên trang Văn hóa báo Tuổi Trẻ ngày 17-11 với câu hỏi nhức nhối: “Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao?” xung quanh những ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT đang hạ thấp vai trò môn lịch sử khixây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới đã chạm vào trái tim của bạn đọc với hàng trăm lời bình luận gửi về, khẳng định là người Việt không ai lại không yêu và mong muốn gìn giữ văn hóa lịch sử nước nhà.

Bạn Nguyễn Mai viết: “Không thể bỏ môn sử được. Bỏ môn sử là chúng ta sẽ quên hết cội nguồn của chúng ta. Quên hết những bài học lịch sử về sự đấu tranh, sinh tồn, giữ gìn và mở mang bờ cõi. Chúng ta sẽ mất phương hướng trong tương lai. Chúng ta sẽ quên đi kẻ thù là ai”.

Một ý kiến khác: “Hãy trả môn lịch sử về đúng giá trị của nó. Thế hệ trẻ có quyền tranh biện đúng sai trong các vấn đề lịch sử. Có tranh biện, có đấu tranh thì mới có phát triển. Còn duy ý chí, còn định kiến, định hướng thì sẽ dẫn đến lạc hậu” (Kim).

Thánh Gióng - một nhân vật trong sử sách Việt Nam. Ảnh bìa truyện tranh lịch sử của NXB Mỹ Thuật.

Bình luận của bạn đọc Quoc Thang được rất nhiều người thích tính đến tối 17-11: “Lịch sử gì mà toàn chiến thắng không thì học làm gì, những giai đoạn thăng trầm của đất nước thời cha ông chúng ta cũng cần được nhắc nhớ để thế hệ sau hiểu rõ để có được Tổ quốc thống nhất như hôm nay, bao thế hệ đi trước đã chiến đấu và hi sinh như thế nào”.

Bộ GD-ĐT định tích hợp môn lịch sử với môn học khác, ví dụ thành môn "Công dân với Tổ quốc" chứ không phải "xóa bỏ môn Lịch sử”. Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định với cách làm mới, Bộ GD-ĐT kỳ vọng các thế hệ trẻ sẽ hiểu biết và yêu lịch sử hơn.

Bạn đọc Do dang Nguyen nói tóm gọn: “Mất môn lịch sử là tự chúng ta đánh mất cội nguồn của mình”.

Một bạn đọc khác tha thiết viết: “Lịch sử là lịch sử, không được lồng ghép vào các môn học khác hoặc làm cho môn lịch sử biến mất, như thế là rất có lỗi với các bậc tiền nhân”.

Và bạn đọc này “xin được phép trích dẫn một đoạn thơ với tiêu đề “Học Sử” của PGS.TS Sử học Kiều Thế Hưng (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đăng tải trên facebook của ông”.

Bài thơ như sau:

“… Mấy ngàn năm đất nước gian truân

Ai lại mang máu xương của mình lên bàn cân để chọn

Để việc nhớ về vua Hùng, về Lê Lợi, về Quang Trung… có còn quan trọng?

Để lỗi lầm Mỵ Châu - Trọng Thủy còn đâu

Chẳng lẽ mai này… sóng sẽ trôi theo

Trên Lục Đầu Giang… biển Đông dậy sóng

Chẳng lẽ… và mai này… chẳng lẽ…

Sử không còn… Tổ quốc có còn không?”

"... Dân tộc này đã chứng minh bằng hàng ngàn năm dựng và giữ nước của mình, rằng lịch sử Việt Nam nằm trong máu thịt và tâm thức của người Việt, niềm kiêu hãnh của dân mình sẽ làm nó sáng lên dù có lúc nó phải sáng lên trong bóng tối..." (trích bài viết của nhà văn Dạ Ngân)

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp