23/08/2023 10:25 GMT+7

Sự hồi phục thần kỳ của chàng trai liệt nửa người

Từ một người tưởng chừng phải nằm liệt nửa đời còn lại thế nhưng Huỳnh Vũ Anh Khoa (38 tuổi, Gò Vấp, TP.HCM) đã hồi phục thần kỳ: có thể đạp xe, bơi lội, đi lại như người thường.

Thời điểm nhập Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) kết quả chụp X-quang cho thấy Khoa đa chấn thương, đứt gần như gần hết các dây thần kinh trung ương

Thời điểm nhập Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) kết quả chụp X-quang cho thấy Khoa đa chấn thương, đứt gần như gần hết các dây thần kinh trung ương

Bước từng bước chắc nịch trên sàn nhà mà không cần chống nạng, ít ai nghĩ rằng khoảng một năm trước Khoa liệt nửa người, chỉ nằm bất động, điều ước duy nhất là có thể ngồi được trên xe lăn.

Từng nhiều lần bật khóc vì đau đớn, cảm thấy bất lực vì tủi thân nhưng tôi không cho phép mình từ bỏ, tiếp tục tin tưởng chính mình.
HUỲNH VŨ ANH KHOA

Vượt qua nỗi sợ hãi

Từng là chàng trai khỏe mạnh, tháng 5-2022 khi đang trèo lên sân thượng tầng bốn cao khoảng 16 mét để sửa bồn nước, Khoa trượt chân té xuống đất, bị đa chấn thương gãy các xương bánh chè, xương chậu, phù tủy đốt sống…

Cú ngã khiến anh phải trải qua ba cuộc phẫu thuật nối, chỉnh xương khớp. Nhưng do anh chấn thương quá nặng, nửa người dưới đã liệt hoàn toàn không còn cảm giác.

Các bác sĩ cho hay anh phải đối diện với nguy cơ nằm liệt suốt đời, thậm chí ngồi cũng khó.

"Nghe tin tôi rất sốc, nghĩ hay mình buông xuôi vì ngoài đau đớn về thể xác tôi bị áp lực rất lớn về tinh thần, lúc đó chỉ có thể nằm bất động đếm từng ngày, thậm chí chỉ ước mình có thể ngồi được xe lăn như bao người", Khoa kể.

Nhờ sự động viên từ gia đình, Khoa ép mình phải chiến đấu với hy vọng "còn nước còn tát", anh bước vào cuộc phẫu thuật thứ tư tại Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM.

Sau phẫu thuật anh được các bác sĩ căn dặn hạn chế vận động, nằm tại chỗ. Thế nhưng, nắm bắt đây là thời gian vàng hồi phục tốt nhất, anh nhanh chóng trấn an bản thân "phải bắt đầu tập luyện".

Di chứng từ các chấn thương cộng với thời gian nằm liệt lâu dài khiến các cơ tay, chân của Khoa bị "đông cứng".

Ban đầu khi tập ngồi ngoài đau do căng cơ, anh liên tục bị bật về đằng sau hoặc nghiêng người sang một bên. Ý thức được việc mình nằm lâu thì khả năng hồi phục không có, Khoa "cắn răng" chịu các cơn đau để tập luyện. Chỉ sau vài tuần tập luyện cộng với sự hỗ trợ của người nhà, Khoa tự mình ngồi dậy được và tiến tới mục tiêu tập đi.

"Hai chân bó nẹp chặt, nửa người dưới mất hoàn toàn cảm giác, người trì xuống nhưng tôi vẫn cố gắng lê hai chân từng bước một, rồi lê theo quãng đường dài. Rồi dần dần thấy chân có chút cảm giác nhưng vẫn còn đau như nghìn mũi đinh đâm vào.

Từng nhiều lần bật khóc vì đau đớn, cảm thấy bất lực vì tủi thân nhưng tôi không cho phép mình từ bỏ, tiếp tục tin tưởng chính mình", Khoa tâm sự.

Khoa tự đặt mục tiêu mỗi ngày phải duy trì tập đều đặn, nhờ người cõng đến công viên tập cho đến khi cảm thấy quá mệt không thể lê chân thêm được mới nghỉ. Cứ tuyệt vọng là anh lại tiếp tục lao vào tập luyện để không nghĩ tiêu cực.

Bằng sự nỗ lực của bản thân Khoa đã thoát khỏi bị liệt hoàn toàn nửa người dưới - Ảnh: THU HIẾN

Bằng sự nỗ lực của bản thân Khoa đã thoát khỏi bị liệt hoàn toàn nửa người dưới - Ảnh: THU HIẾN

Sự hồi phục thần kỳ

Sau vài tháng luyện tập tích cực, kỳ tích đã xuất hiện, chân bắt đầu có cảm giác, Khoa luyện tập tích cực hơn. Dần dần anh bỏ nạng, vịn tay vào bờ tường tập đi và sau đó tự đứng bằng hai chân. Nhiều lần vấp té cơn đau hành hạ, nhưng anh vẫn tiếp tục đứng lên chiến đấu.

Đến bảy tháng sau Khoa đã có thể đi lại như người bình thường, thậm chí đạp xe được hơn 10km, bơi ếch… Ngoài ra, các bác sĩ đã phẫu thuật rút thông tiểu sau một năm phải gắn bó.

Bác sĩ Hồ Nhựt Tâm - trưởng đơn vị cột sống, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM), người trực tiếp điều trị cho Khoa - cho biết vào thời điểm nhập viện Khoa đã liệt nửa người dưới hoàn toàn, khả năng hồi phục gần như bằng không bởi các dây thần kinh trung ương đã đứt toàn bộ và qua thời gian vàng điều trị.

Lúc đó, cuộc phẫu thuật cột sống cho Khoa chỉ với mục đích giúp anh có thể nằm được nhưng không bị đau. Các bác sĩ chỉ còn cách cố gắng nối lại những dây thần kinh nào cơ may chưa bị teo, hàn gắn xương cốt, nắn, chỉnh cột sống.

"Chúng tôi khá bất ngờ và vui mừng vì Khoa có thể phục hồi một cách nhanh chóng như vậy. Đây là sự nỗ lực, cố gắng và giữ tinh thần lạc quan của chính bệnh nhân. Hồi phục các dây thần kinh trung ương đòi hỏi sự lạc quan rất cao, Khoa là một trong số ít trường hợp dây thần kinh có thể hồi phục được. 

Bên cạnh đó, các bác sĩ liên tục động viên Khoa, thuyết phục anh tin tưởng vào chính mình, uống thuốc, tập luyện đều đặn và kỳ tích đã xuất hiện", bác sĩ Tâm tâm sự.

Khoa cho biết thêm khi bị tai nạn việc trấn an tinh thần rất quan trọng, mọi người phải tin tưởng bản thân mình có thể chiến thắng để vượt qua nỗi sợ. Nếu bi quan sẽ khiến cơ thể suy sụp, đồng thời cố gắng tập luyện đều đặn và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ Bệnh viện Mêkông tự ý đổi gây mê thành gây tê, sản phụ 29 tuổi liệt nửa người?Bác sĩ Bệnh viện Mêkông tự ý đổi gây mê thành gây tê, sản phụ 29 tuổi liệt nửa người?

TTO - Sản phụ 29 tuổi khiếu nại bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Mêkông (TP.HCM) tự ý đổi phương án gây mê thành gây tê dù biết chị bị dị ứng thuốc tê khiến chị liệt nửa người, sang chấn tâm lý. Bệnh viện cho biết đã buộc thôi việc bác sĩ trong vụ việc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp