25/07/2015 12:23 GMT+7

Sự “giúp đỡ” khiến lòng băn khoăn

SĨ LÊ (Trà Vinh)
SĨ LÊ (Trà Vinh)

TT - Trong cuộc sống bộn bề đầy va đập, nhiều người hằng ngày vẫn cứ vun xới, bồi đắp sự tử tế, lòng tốt của mình bằng việc giúp đỡ người khác.

Vị kỷ vốn là bản chất nên con người luôn mong cầu và tìm kiếm sự dễ chịu trước tiên cho riêng mình. Do vậy, tuy băn khoăn song tôi tự hỏi liệu mình có đủ dũng khí để từ chối “sự giúp đỡ” trong các trường hợp sẽ dung túng cho những điều không hay cho xã hội. Riêng bạn thì sao?  

Tuy nhiên, có những sự “giúp đỡ” khiến lòng tôi nặng trĩu băn khoăn và tự hỏi liệu chúng có cần cho cuộc sống?Từng đi xe khách đường dài, hẳn không riêng tôi có nhiều trải nghiệm thú vị với những cử chỉ, ký hiệu của các bác tài. Trước kia tôi từng thắc mắc tại sao khi hai xe khách “gặp nhau” ngược chiều thì hai bác tài thường ra ký hiệu cho nhau bằng tay. Đó có khi là một cái khoát tay, có khi là ký hiệu chỉ ngón tay xuống đường, có khi là đưa một hoặc hai ngón tay ngược về sau…

Tìm hiểu tôi mới biết bằng các ký hiệu đó, các bác tài ra ám hiệu cho nhau về việc tuần tra của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT): khoát tay là không có CSGT, chỉ ngón tay xuống đường là có chốt CSGT ngay phía trước (đối với xe ngược chiều), còn một hoặc hai ngón tay là dấu hiệu cho biết có một hoặc hai chiếc “bồ câu” tuần tra của CSGT …

Là hành khách trên xe, chắc hẳn nhiều người thầm cảm ơn bác tài bởi qua các cử chỉ ấy đã giúp họ tránh bị phiền phức và mất thời gian khi CSGT dừng xe kiểm tra, bởi sau khi nhận được ám hiệu các bác tài lập tức điều chỉnh sự vi phạm của mình và tránh được việc xử phạt của CSGT.

Khi chạy xe máy, chắc hẳn nhiều người không ít lần nhận được cảnh báo “có CSGT…” từ người đi đường theo hướng ngược lại hoặc của người dân ven đường. Đó là khi bạn cố tình muốn “đi ngang về tắt” chạy hẳn vào đường một chiều để mau đến nhà hoặc chỗ làm; là khi bạn (vô tình hoặc cố ý) chạy quá tốc độ cho phép...

Khi nhận được sự “giúp đỡ” nói trên, bạn lập tức điều chỉnh hành vi sai trái của mình như rời khỏi làn xe ngược chiều hay giảm tốc độ xuống mức cho phép và vì vậy bạn đã khỏi mất một khoản thời gian cùng số tiền nộp phạt có khi không hề nhỏ.

Cũng như vậy, nếu đang rồng rắn xếp hàng chờ thanh toán tiền ở siêu thị, hoặc chờ đến lượt khám bệnh hay làm thủ tục về nhà đất vốn nhiều rắc rối và mất thời gian…, khi bạn được ưu tiên giải quyết trước vì một lý do nào đó (trong khi bạn không phải là người thuộc diện cần ưu tiên như người già, trẻ em, người khuyết tật…), chắc bạn sẽ cảm ơn người giúp mình dù có nhiều người nhìn bạn với ánh mắt khó chịu, có người còn phát cáu và thậm chí “nổi điên” .

Thật khó liệt kê hết những sự “giúp đỡ” (xuất phát từ sự tử tế hoặc từ mục đích riêng) tương tự như vậy, song thực tế những sự “giúp đỡ” ấy luôn khiến tôi băn khoăn, bởi đó chính là mảnh đất tốt để dung túng cho những điều không hay ở góc độ vĩ mô trong cuộc sống: bác tài ra hiệu cho nhau là mầm mống của tai nạn giao thông, việc cảnh báo “có CSGT” giúp người đi đường vi phạm luật vô hình trung dung túng cho thói vô kỷ luật, sự ưu tiên “giúp đỡ” ở quầy làm thủ tục chính là đi ngược văn hóa xếp hàng của một xã hội văn minh…

Liệu có nên chấp nhận duy trì những sự “giúp đỡ” như vậy trong cuộc sống?

SĨ LÊ (Trà Vinh)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp