Phóng to |
“Tắt đèn - bật tương lai” - một trong những khẩu hiệu tham gia chiến dịch Giờ Trái đất năm 2009 được các bạn trẻ ở Hà Nội thực hiện - Ảnh: Nguyen, chia sẻ hình ảnh trên mạng picasaweb.com |
Ngoài việc tắt đèn, tôi còn thấy những phương cách có thể tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường:
1. Chuyển sang đi xe đạp
Sử dụng xe đạp trong việc thực hiện giao thông công cộng hiện nay theo tôi là cách làm hiệu quả để tiết kiệm năng lượng bởi chúng không đốt cháy nhiên liệu.
2. Tiết kiệm năng lượng trong nhà và tại cơ quan
Chúng ta cần tiết kiệm năng lượng trong nhà và ở cơ quan, cần sử dụng những thiết bị tốn nhiều điện như máy lạnh, máy giặt hay tivi một cách nghiêm túc. Khi rời khỏi nhà và hết giờ làm việc tại cơ quan cần lưu ý tắt hết các thiết bị điện trong nhà và trong cơ quan.
Phóng to |
Các bạn trẻ tham gia chiến dịch Giờ Trái đất 2011 xếp hình logo Giờ Trái đất. Hiện nay logo của Giờ Trái đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái đât không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa - Ảnh: Trần Vĩnh Thịnh, chia sẻ hình ảnh trên mạng picasaweb.com |
3. Không phá hủy rừng
Vì mưu sinh cuộc sống nên những hộ gia đình nghèo thường đốn và và đốt rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Tôi lo ngại việc làm này sẽ phá hủy rừng và phá hủy môi trường sống xung quanh, bởi đốt rừng sẽ giải phóng khí CO2 làm thủng tầng ôzôn bảo vệ hành tinh xanh.
4. Sử dụng năng lượng thay thế
Như chúng ta đã biết, nguồn nhiên liệu hóa thạch trên Trái đất rất dồi dào như than đá, dầu và khí tự nhiên nhưng các bạn có nghĩ nguồn nhiên liệu này đến một ngày nào đó cũng sẽ được con người sử dụng hết.
Do đó, ngày nay con người đang tận dụng các nguồn năng lượng “sạch” thay thế để tạo ra điện như sử dụng sức gió, sóng biển, thủy triều, năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân.
Ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới, việc sáng chế ra các phương tiện và thiết bị sử dụng nguồn năng lượng thay thế khá phổ biến như máy bay năng lượng mặt trời, tàu năng lượng mặt trời, xe hơi năng lượng mặt trời, bếp năng lượng mặt trời và các thiết bị điện năng lượng mặt trời nói chung.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, một trong những chương trình mang ý nghĩa to lớn cho cộng đồng do báo Tuổi Trẻ phát động đó là “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1” với toàn bộ ánh sáng được tích từ những bộ pin năng lượng mặt trời do nhiều cơ quan đơn vị trong cả nước đóng góp hỗ trợ; hay gần đây nhất là huyện đảo Trường Sa dùng năng lượng “sạch” với hệ thống điện chiếu sáng, tivi, điện thoại đều sử dụng từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Trong tương lai, Việt Nam còn tự hào khi sẽ có Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, dự kiến sẽ khởi công vào năm 2014. Đây là máy máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam với sự hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật của Nga.
Mời bạn tham gia diễn đàn "Giờ Trái đất - làm sao để không chỉ là một giờ?" Giờ Trái đất năm nay sẽ diễn ra từ 20g30-21g30 ngày 31-3. Mời bạn đọc tham gia diễn đàn"Giờ Trái đất - làm sao để không chỉ là một giờ?". Bạn có sáng kiến gì để Giờ Trái đất không chỉ được áp dụng một giờ mà là nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày trong tháng, ở mọi nơi trên đất nước ta? Việc áp dụng Giờ Trái đất một giờ, hay nhiều giờ, có thật sự là một hành động ý nghĩa, thiết thực với bạn hay không? Theo bạn, những hoạt động của Giờ Trái đất các năm trước đã tác động thế nào đến nhận thức của cộng đồng trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường? Bạn ủng hộ hoạt động nào nhất của Giờ Trái đất, vì sao? Bạn trăn trở về hoạt động nào nhất, vì sao? Bạn đã và đang làm gì để hưởng ứng Giờ Trái đất cũng như hình thành những thói quen có ích cho môi trường? Mỗi cá nhân có thể tham gia chia sẻ nhiều ý kiến, bài viết, vui lòng gõ có dấu tiếng Việt, không quá 800 chữ, gửi về email [email protected] từ nay đến hết ngày 31-3-2012. Cuối mỗi ý kiến, bài viết, vui lòng cung cấp thông tin cơ bản về tác giả (họ tên, địa chỉ, email, số điện thoại). Các bài viết được chọn đăng sẽ có nhuận bút, ưu tiên bài viết gửi về sớm. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận