Ông Phạm Huy Phong(trưởng ban cố vấn Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM):
Máy nước nóng điện sử dụng trong gia đình, khách sạn... có hai loại: máy trực tiếp và máy gián tiếp. Nếu máy trực tiếp hầu như chỉ tiêu thụ điện trong lúc mở van nước sử dụng, thì đối với máy gián tiếp dù không sử dụng nước vẫn luôn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định nhằm duy trì nhiệt độ nước ở mức cài đặt (tạm gọi là ở chế độ chờ). Kết quả thực nghiệm của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM cho một máy gián tiếp loại 50 lít như sau:
- Khi nhiệt độ nước nóng được cài đặt ở mức 650C, tiêu hao điện năng trong chế độ chờ trong một ngày đêm (24 giờ) khoảng 1,2 kWh. Và nếu giảm nhiệt độ nước nóng xuống 450C, tiêu hao điện năng tương ứng khoảng 1,1 kWh. Như vậy, cài đặt nhiệt độ càng cao thì tiêu hao điện năng trong chế độ chờ càng cao.
- Thời gian nước nóng nguội đi từ nhiệt độ 650C xuống 600C là khoảng chín giờ. Trong khi thời gian máy đun nước nóng từ 600C lên 650C là khoảng chín phút.
Từ những kết quả trên, có thể rút ra những khuyến cáo đối với máy gián tiếp như sau:
- Chỉ sử dụng loại máy gián tiếp khi có nhu cầu sử dụng nước ấm cho bồn rửa, bồn tắm...
- Cài đặt nhiệt độ nước nóng vừa đủ, không nên quá cao. Trường hợp dùng nước nóng thường xuyên cho bồn tắm nên cài đặt không quá 650C, và trong trường hợp ít hoặc không dùng cho bồn tắm (chỉ dùng cho bồn rửa) thì nên cài đặt không quá 450C.
Mời bạn đặt câu hỏi, gửi về: Góc tư vấn “Tiết kiệm năng lượng: làm thế nào?”, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Email: [email protected]. |
- Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để thay thế máy dùng điện. Điều đó sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho gia đình (giảm chi phí điện) và cả cộng đồng (góp phần giảm thiểu tác động môi trường).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận