Phóng to |
Dự án khu sân golf - TDTT vui chơi giải trí và biệt thự Rạch Chiếc ở quận 9, TP.HCM "treo" hơn năm năm qua - Ảnh: N.C.T. |
- Thứ nhất, công tác dự báo trong khi lập QHKHSDĐ chưa tốt nên có nhiều trường hợp qui hoạch không sát với diễn biến trong thực tế. Chúng ta chuẩn bị quĩ đất khu công nghiệp quá lớn trong khi đến nay các nhà đầu tư mới đăng ký 50% diện tích. Thứ hai, chúng ta xây dựng QHKHSDĐ nhưng lại thiếu giải pháp để thực hiện. Thứ ba, chưa kịp thời điều chỉnh những qui hoạch không phù hợp hoặc không thực hiện được, dẫn tới qui hoạch “treo”, dự án “treo”. Thứ tư, việc thanh tra, kiểm tra để bảo đảm việc chấp hành QHKHSDĐ chưa tốt.
* Nhưng hậu quả của việc sử dụng đất lãng phí đâu chỉ là những khu đất bỏ hoang, mà còn phát sinh nhiều vấn đề khác về môi trường, xã hội... thưa ông?
- Việc sử dụng đất chưa được cân nhắc toàn diện, thiếu sự quan tâm đến tính bền vững. Một số địa phương đã chuyển đất lúa nước có khả năng thâm canh cao sang làm khu công nghiệp mà không sử dụng những khu đất nông nghiệp khác hiệu quả thấp. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì an ninh lương thực sẽ như thế nào? Đang có một khuynh hướng cần phải được chấn chỉnh là quá coi trọng việc thu ngân sách từ đất đai.
* Nhưng pháp luật có qui định đất không sử dụng thì phải thu hồi? - Luật đất đai năm 1993 qui định giao đất, cho thuê đất mà quá 12 tháng không sử dụng thì thu hồi, nhưng có mấy nơi làm được. Luật đất đai năm 2003 qui định chặt hơn, đối với các dự án đầu tư mà quá 12 tháng không triển khai hoặc quá 24 tháng mà không đảm bảo tiến độ theo dự án thì thu hồi đất. Gần đây các địa phương cũng có chuyển biến, đã thu hồi nhiều diện tích nhưng mà vẫn vướng. Trong nhiều trường hợp có sự can thiệp của các bộ, ngành, tổng công ty. Địa phương thì không muốn đối đầu với các cơ quan đó nên cứ nhùng nhằng, không thu dứt điểm. Tình trạng chung là ngại ảnh hưởng môi trường đầu tư của địa phương mình nên nhiều dự án đầu tư lẽ ra phải thu hồi đất nhưng lại không làm. |
* Theo ông, lĩnh vực nào, ngành sử dụng đất lãng phí nhất?
- Đáng lưu ý là việc giao đất, cho thuê đất chưa dựa trên mức độ cần thiết về diện tích đất đai của từng dự án. Thường thì giao hoặc cho thuê theo đề nghị của chủ dự án mà chưa có sự thẩm định chính xác nhu cầu sử dụng đất, nhất là ở các địa phương có chủ trương “trải chiếu hoa” mời gọi đầu tư.
Trong qui hoạch xây dựng, phát triển đô thị lại chưa tận dụng chiều cao.Vì muốn thu được nhiều tiền từ chuyển nhượng đất hoặc vì thiếu tầm nhìn mà có những đô thị người ta cứ thoải mái phân lô ra bán. May mà có nghị định 181 ngăn lại.
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhà nước được giao đất nhiều nhưng đến nay vẫn bỏ trống hoặc sử dụng sai mục đích. Trong khi nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh “sinh sau đẻ muộn” cần đất lại không có. Đó cũng là biểu hiện của sự lãng phí.
* Vậy theo ông hướng khắc phục là gì?
- Từ nay không cho chuyển đất chuyên lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp nếu tại địa phương có các loại đất khác có thể sử dụng cho mục đích đó. Hoặc qui định một trong những căn cứ để giao đất, cho thuê đất là suất đầu tư tối thiểu trên một đơn vị diện tích.
Các địa phương không được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất vượt chỉ tiêu; còn việc qui hoạch cụ thể, như xây dựng công trình gì, đặt nó ở đâu, hình hài của khu đô thị, khu dân cư ra sao là tùy thuộc vào thẩm quyền của cơ quan xét duyệt qui hoạch xây dựng và hướng dẫn của bộ, ngành có liên quan. Cũng như vậy, để chống lãng phí trong sử dụng đất thì cần áp dụng những qui định về thuế, về tài chính đất đai do ngành chức năng liên quan đề xuất.
* Xin cảm ơn ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận