28/06/2012 14:09 GMT+7

Sự dũng cảm của kẻ yếu hơn

TIỂU DOANH
TIỂU DOANH

TTO - Không có một cuộc lật đổ. Đội bóng được đánh giá cao hơn, mạnh hơn đã thắng. Công bằng thì, việc Tây Ban Nha có mặt ở trận chung kết Euro 2012 là điều hợp lý. Sự hợp lý của lý tính, với riêng tôi.

TTO - Không có một cuộc lật đổ. Đội bóng được đánh giá cao hơn, mạnh hơn đã thắng. Công bằng thì, việc Tây Ban Nha có mặt ở trận chung kết Euro 2012 là điều hợp lý. Sự hợp lý của lý tính, với riêng tôi.

Tin bài liên quan<?xml:namespace prefix = o />

Nhưng trước trận đấu này, trái tim tôi lại hướng về Bồ Đào Nha. Không phải vì thực sự yêu thích lối đá của họ. Cũng không vì quá cuồng tín những bước chạy của Ronaldo. Cái lẽ thường tình với tôi, là mong người yếu hơn thắng được kẻ mạnh hơn.

Niềm tin - mang chút dị đoan - hết 30 phút, hiệp một, rồi hiệp hai… đã có đôi chút cơ sở, mà là cơ sở khoa học. Bồ Đào Nha không thực sự có cơ hội rõ rệt nhưng họ chơi hay. Cái hay của sự dũng cảm đôi công. Cái hay của kẻ yếu mà không co cụm. Cái hay ở chỗ biết rằng, mình không lép vế nếu tích cực di chuyển, bám đuổi, vây ráp đối thủ...

Liên tục dán mắt vào tivi, rồi quay sang rà soát các thông số thống kê: Cho đến hết hiệp một, cái hơn của người Tây Ban Nha chỉ là thời gian cầm bóng. Còn lại, tất cả đều cho thấy Bồ Đào Nha trội hơn: số lần sút cầu môn; tỷ lệ sút chính xác; số lần được hưởng phạt góc… Thậm chí, cả số lần phạm lỗi, họ cũng ít hơn đối thủ.

Phút 70, vẫn thế. Phút 80, có chút cân bằng. 120 phút, Tây Ban Nha trội hơn. Nhưng, hề gì, loạt luân lưu là định mệnh, là may rủi, là cân não bản lĩnh thần kinh, ai mạnh mẽ hơn, may mắn hơn, người đó thắng.

Nếu bảo một trận cầu hay là trận cầu có nhiều bàn thắng. Hay chí ít, có nhiều pha bóng làm thót tim người hâm mộ, hoặc, khả năng thêu hoa dệt gấm trên sân cỏ của các ngôi sao, thì chắc chắn trận Bán kết một này không thỏa các tiêu chí đó.

Nhưng nếu xét ở một góc độ khác: Trận đấu hay là trận đấu giữa hai đối thủ ngang tài, có ăn miếng trả miếng, có lên công về thủ, có cơ hội ăn bàn và có cả cơ hội… thua bàn, thì tôi vẫn cho đây là một trận cầu hấp dẫn.

Barcelona rồi tuyển Tây Ban Nha đã mang đến một khái niệm (hay triết lý) mới cho bóng đá thế giới: chơi bóng một chạm, di chuyển nhóm, bật tường nhỏ, nhuyễn vây hãm đối phương, mà người Catalan gọi là Tiqui-taca.

Tinh thần Tiqui-taca đó đưa Barcelona và Tây Ban Nha bay cao. Gặp họ, đối phương nhăm nhắm đá để phá. Mourinho (với Inter Milan và Real Madrid), Alex Ferguson (với Manchester United), Di Matteo (với Chelsea) và rất nhiều đội tuyển quốc gia khi đối đầu với Tây Ban Nha... Có cuộc “phá” thành và cuộc "phá" không thành, nhưng đa số đều là thứ bóng đá xấu xí.

Với Paulo Bento lại khác. Linh cảm về lối chơi đôi công mà ông mang đến ở trận đấu này đã thành sự thực: Chỉ với ba tiền vệ thực sự làm công tác hỗ trợ phòng ngự, Bồ Đào Nha cho thấy một triết lý khác để “phá đề” Tiqui-taca: Hãy tấn công đề đối thủ phải lo phòng ngự. Và khi mà Xavi, Alonso, thậm chí cả Silva phải cảnh giác các miếng lên bóng của đối phương, thì họ thực sự không rảnh chân để toàn tâm bật nhả tấn công…

Người yếu hơn không thể thắng được kẻ mạnh hơn. Tôi không thích dùng khái niệm “ngẩng cao đầu rời cuộc chơi” dành cho Ronaldo, Nani và các đồng đội. Nhưng có thể chỉ một triết lý khác: Người yếu hơn dù không thể thắng kẻ mạnh hơn, vẫn có thể chiến đấu để làm nên vẻ đẹp của tinh thần thể thao!

Buồn một chút cho Bồ Đào Nha khi loạt luân lưu không dành cho họ. Nhưng tôi biết mình đã may mắn được xem một trận đấu hay đầy tính thượng võ.

TIỂU DOANH

TIỂU DOANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp