Phóng to |
- Điều 48 và khoản 1, điều 53 Luật giao thông đường bộ qui định: xe cơ giới phải có giấy đăng ký, người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp.
Tại điểm b, khoản 2, điều 28 nghị định 152/2005/NĐ-CP qui định: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000 - 50.000 đồng đối với hành vi người điều khiển môtô gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe.
Tại điểm c, khoản 2, điều 28 nghị định 152 qui định: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 - 50.000 đồng đối với hành vi người điều khiển môtô không mang theo giấy phép lái xe.
Tại điểm b, khoản 3, điều 28 nghị định 152 qui định: phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển ôtô không mang theo giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe.
Như vậy, Luật giao thông đường bộ và nghị định 152 không qui định người điều khiển phương tiện được sử dụng bản photocopy (dù có công chứng) để điều khiển phương tiện lưu thông trên đường.
* Trường hợp nào thì người sử dụng bằng lái, giấy đăng ký xe bản photocopy được xem xét, giải quyết, thưa ông?
- Theo khoản 2, điều 12 nghị định 178/1999/NĐ-CP, các trường hợp tài sản là phương tiện vận tải (gồm cả môtô), tàu thuyền có giấy chứng nhận đăng ký đã cầm cố, thế chấp thì chủ phương tiện được dùng bản sao có chứng nhận của công chứng nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng nơi cầm cố, thế chấp.
* Người vi phạm bổ sung kịp thời bản chính giấy tờ xe, bằng lái (trong điều kiện cho phép) thì lỗi vi phạm về không mang bằng lái, giấy đăng ký xe có được bỏ qua?
- Trong khi CSGT đang lập biên bản vi phạm hành chính (lỗi ban đầu), người vi phạm xuất trình kịp thời giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe bản chính thì hai lỗi trên sẽ được bỏ qua. Nếu biên bản vi phạm hành chính đã lập xong, người vi phạm đồng ý ký tên vào biên bản thì hành vi vi phạm không mang theo giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe được xử lý theo qui định tại nghị định 152.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận