Thuật ngữ "Old Lady" chính xác, thậm chí phải nói là quá tệ để miêu tả các dòng nước hoa cao cấp cổ điển - Ảnh chụp màn hình Bazaar
Người xưa có câu "Gừng càng già càng cay", tuy nhiên điều đó không thể áp dụng được cho nước hoa.
Việc gọi một loại nước hoa cổ điển là "Old Lady" đã dần được phổ biến rộng rãi trong giới chăm sóc sắc đẹp hiện đại, đến mức nghe như nó chỉ là một tính từ mô tả vô thưởng vô phạt, thậm chí có phần hài hước. Nhưng sự thật thì sao?
Các khách hàng nghe miêu tả từ các đơn vị bán hàng, họ quả quyết rằng các loại nước hoa đó đã lỗi thời, chúng quá bột, quá nồng hoặc quá nhiều những thứ thành phần gì đó. Mọi người có thể dễ dàng đọc hoặc nghe thấy trong các buổi ra mắt nước hoa mới một lời trấn an đại loại rằng "Đừng lo lắng, dòng nước hoa này sẽ không như vậy".
Dù cho mục đích gọi chúng bằng cái danh "Old Lady" là gì, thì hàm ý có vẻ tiêu cực.
Không một ai dùng tính từ "Old Lady" để miêu tả cho dòng nước hoa mới của họ, hay coi đó là xu hướng của mùa xuân năm nay.
Nếu một người đồng nghiệp sau khi tiếp xúc gần và đưa ra lời nhận xét: "Chà, bạn có mùi như 'bà già' vậy", thì đó nghe không giống như là một lời khen cho lắm.
Chanel no. 5 là dòng nước hoa "Old Lady" biểu tượng vẫn thu hút tình yêu của chị em sau nhiều năm ra mắt - Ảnh chụp màn hình Bazaar
Nhưng chính xác thì "Old Lady" là gì? Thuật ngữ này thường được áp dụng cho các loại nước hoa ra mắt từ những năm 1920 đến những năm 1980.
Dòng nước hoa "Old Lady" phổ biến nhất có lẽ là Chanel no. 5 cổ điển ra mắt cách đây hơn một thế kỷ. Các thành phần chính trong hỗn hợp mang tính biểu tượng này là aldehyde tổng hợp, được xem là một sự đột phá vào năm 1921.
Thành phần của Guerlain Shalimar, Yves Saint Laurent Opium, hay Nina Ricci L’Air du Temps cũng có nét tương đồng; Shalimar và Opium tỏa ra tinh chất hổ phách dạng bột; trong khi L’Air du Temps có hương hoa cẩm chướng có mùi xà phòng. Chúng cũng thường được gọi chung là dòng nước hoa "Old Lady".
Một thuộc tính phổ biến khác của dòng nước hoa cổ điển này là trong thời kỳ đỉnh cao của chúng, sự kết hợp giữa các hương thơm khác nhau đã tạo nên một công thức chung đặc trưng cho giới mùi hương.
Công thức này được sử dụng nhân rộng trở thành nhiều phiên bản khác nhau như nến, chất làm mát không khí, xà phòng và các sản phẩm tẩy rửa gia dụng khác.
Các dòng nước hoa sắp sửa được xếp vào hàng "Old Lady" mà ta có thể kể đến như Baccarat Rouge 540 của Maison Francis Kurkdjian, Tom Ford Lost Cherrys hay Glossier You.
Đặc biệt, mùi thơm của Baccarat Rouge đang trong quá trình được sao chép thành nến hay các sản phẩm chăm sóc da trên thị trường làm đẹp thế giới. Chưa biết đây có phải là một điều tồi tệ hay không nhưng Chanel no. 5 vẫn là loại nước hoa bán chạy nhất nhì thế giới.
Trong một số trường hợp, mùi hương thậm chí còn được coi là mùi của cả một thế hệ. Muốn gợi nhớ đến những năm 80? Hãy tìm đến Spritz Opium - Ảnh chụp màn hình Bazaar
Trong khi đó, những tranh cãi xung quanh vấn đề lão hóa nói chung cũng có sự thay đổi. Thế giới chăm sóc sắc đẹp vẫn đang miệt mài "chống lão hóa" để rồi cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng không gì có thể chống lại quá trình tự nhiên.
Chúng ta làm mọi thứ có thể để sống lâu hơn, từ việc ép nước trái cây, sử dụng thực phẩm bổ sung cho đến các lớp học Peloton hằng ngày.
Rất may, thị hiếu trong việc tiếp thị chăm sóc da cũng đang dần có sự thay đổi, từ xóa nếp nhăn một cách kỳ diệu hay nâng đường hàm chảy xệ chuyển sang mang lại những kỳ vọng thực tế hơn. Đó mới chỉ là bước khởi đầu, nhưng hy vọng nhân loại có thể dần xem việc già đi và trở nên lỗi thời như một phần tất yếu của cuộc sống.
Chỉ vì một cái gì đó đã được tạo ra từ nhiều thập kỷ trước không có nghĩa là nó không còn giá trị.
Hãy nhìn vào thế giới thời trang, nơi những món đồ cổ điển thường được khao khát nhiều hơn cả.
Hương thơm có mối liên hệ sâu sắc với ký ức và nỗi nhớ, điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều phụ nữ vẫn dành tình cảm sâu sắc cho Chanel no. 5.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận