21/07/2020 20:18 GMT+7

Startup Việt đã bắt đầu bớt mơ mộng

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Giới trẻ khởi nghiêp Việt Nam có khả năng nắm bắt xu hướng, nhanh nhạy và rất tự tin. Tuy vậy, đa số thường mắc lỗi "làm vì đam mê", ít nghĩ đến khả năng sinh lời hay tính độc đáo của dự án khởi nghiệp.

Startup Việt đã bắt đầu bớt mơ mộng - Ảnh 1.

Các diễn giả chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp ở Việt Nam - Ảnh: T.A.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân - giám đốc điều hành Grab Việt Nam - chia sẻ như vậy trong buổi trò chuyện với các nhà khởi nghiệp trẻ tại chương trình Grab Ventures Ignite, một chương trình tăng tốc khởi nghiệp được ứng dụng này công bố đầu tiên tại Việt Nam. 

Chương trình kéo dài trong 5 ngày từ đây đến 24-7 nhằm lựa chọn ra những startup có tiềm năng phát triển. Các startup được lựa chọn đều đang trong giai đoạn đầu (early stage) sẽ được nuôi dưỡng, hỗ trợ, phát triển cùng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Thái Hải Vân, ưu điểm của giới startup Việt là sức trẻ và nhiệt huyết, điều được cho là đặc trưng của các tài năng Việt Nam, vừa trẻ vừa có khả năng nắm bắt xu hướng, nhanh nhạy và rất tự tin. 

"Bản thân tôi ngưỡng mộ tinh thần dám nghĩ dám làm của các bạn, đặc biệt xét trong bối cảnh hiện tại. Không phải ai cũng sẵn sàng dấn thân khai thác những lĩnh vực mà Facebook và Google đang chiếm ưu thế như AI, Livestream… nhưng các bạn đã có dũng khí đó", bà Hải Vân nói. 

Tuy vậy, đại diện Grab Việt Nam cũng chỉ ra khuyết điểm của các nhà sáng lập trẻ Việt là ở giai đoạn đầu thường mắc phải: không nghĩ đến khả năng sinh lời (monetization) và tính độc đáo (unique economy) của dự án. 

Thực tế, có những startup bị đam mê cuốn đi và chỉ thật sự suy nghĩ đến vấn đề lợi nhuận khi có áp lực từ nhà đầu tư, chưa kể không ít còn "khá mơ mộng".

"Các điểm yếu này đang dần được khắc phục, nhiều startup đã bớt mơ mộng, tự nhìn nhận vấn đề đầy thực tế. Có thể các bạn học hỏi từ người đi trước, hoặc rút kinh nghiệm từ sai lầm của những startup khác trên thế giới khi họ đã thất bại vì nhìn nhận ra các yếu tố đó quá trễ. Bản thân tôi rất tiếc vì nhiều startup tiềm năng đã phải từ bỏ cuộc chơi sau phép thử này", bà Vân chia sẻ thêm. 

Thông thường, khi đánh giá một startup, nhà đầu tư sẽ đánh giá ý tưởng kinh doanh, vấn đề mà ý tưởng đó giải quyết, kỹ năng quản lý của nhà sáng lập. Giờ đây, trong bối cảnh dịch COVID-19, nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn, họ sẽ xem xét thêm nhiều yếu tố khác như khả năng thích ứng linh hoạt trong trạng thái bình thường mới và năng lực quản lý chi phí hiệu quả.

Ông Vũ Quốc Huy, giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Bộ Kế hoạch đầu tư), cũng cho rằng sau dịch COVID-19, cơ cấu nền kinh tế thế giới thay đổi, có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, cơ hội thị thường, đặc biệt là sự dịch chuyển thị trường từ các nước khác xung quanh Việt Nam sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

 "Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội đón nhận đầu tư mới, thị trường mới. Nếu doanh nghiệp có thể quản trị và thích nghi với sự thay đổi và nắm bắt cơ hội, đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có thể chuyển mình nhanh hơn", ông Huy nói. 

Sinh viên có cơ hội nhận đầu tư khởi nghiệp 40.000 USD Sinh viên có cơ hội nhận đầu tư khởi nghiệp 40.000 USD

TTO - Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020 với nhiều nét mới và giải thưởng khá hấp dẫn vừa được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) công bố.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp