18/08/2024 20:18 GMT+7

Starbucks Việt Nam đóng cửa điểm bán cao cấp duy nhất ở TP.HCM

Cửa hàng Starbucks Reserve thông báo đóng cửa sau 7 năm hoạt động. Đây là cửa hàng cà phê định vị cao cấp của Starbucks, có logo bằng một chữ R đặt dưới một ngôi sao thay cho nàng tiên cá xanh cổ điển.

Starbucks Việt Nam đóng cửa điểm bán cao cấp duy nhất ở TP.HCM - Ảnh 1.

Thông báo đóng cửa trên fanpage chính thức của Starbucks Việt Nam - Ảnh: Fanpage Starbucks Việt Nam

Thông tin đóng cửa địa điểm Starbucks Reserve Hàn Thuyên từ ngày 26-8 nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người khi nơi này gắn liền với nhiều kỷ niệm của những vị khách quen.

Starbucks Reserve Hàn Thuyên là cửa hàng Reserve đầu tiên và duy nhất tại TP.HCM của hãng cà phê Mỹ, nơi giới thiệu những hương vị cà phê cao cấp được pha chế bởi những coffee master.

Hồi năm 2021, Starbucks Việt Nam cũng từng đóng cửa hàng có góc đắc địa nhất nhì TP.HCM tại khách sạn REX ngay gần phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Hiện Starbucks chỉ còn duy nhất cửa hàng Reserve trên phố Nhà Thờ, Hà Nội.

Thông tin đóng cửa địa điểm Starbucks Reserve Hàn Thuyên nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người khi nơi này gắn liền với nhiều kỷ niệm của những vị khách quen.

Trong thời gian hoạt động, địa điểm này luôn đông khách, không hiếm khách du lịch, giới sành cà phê nhờ phục vụ thêm loại cà phê rang cao cấp.

Tuy đóng cửa, nhưng Starbucks Reserve cũng thông báo sớm trở lại ở một vị trí khác.

Tính đến tháng 5-2024, chuỗi cà phê Mỹ đã có 108 cửa hàng sau 11 năm gia nhập thị trường Việt Nam.

Hiện trung tâm quận 1 có những điểm sở hữu những vị trí đắc địa như Starbucks New World, Starbucks MPlaza.

Từ năm ngoái, Starbucks Việt Nam chính thức có tổng giám đốc người Việt đầu tiên là ông Hồ Mai Hồ, thay thế bà Patricia Marques nghỉ hưu.

Lúc đương thời, bà Patricia Marques từng khẳng định việc tăng giá thức uống để cân đối lại giá thuê mặt bằng chưa bao giờ nằm trong chiến lược của chuỗi.

Từ khi có CEO người Việt, chuỗi thể hiện chiến lược bản địa hóa và cách đi khá rõ ràng như tung ra món cà phê sữa đá Dolce Espresso, một dạng phiên bản cà phê sữa đá Việt Nam với giá chỉ 55.000 đồng, hay cà phê muối Salted Caramel Cold Foam...

Các biến động trên thị trường cà phê được quan tâm hơn khi gần đây số liệu của Mibrand, một công ty nghiên cứu thị trường trong nước, công bố cả nước đang có tới 500.000 quán cà phê lớn, nhỏ với doanh thu 1,46 tỉ USD.

Với dân số hơn 98 triệu người, nếu Việt Nam có nửa triệu quán cà phê thì trung bình cứ khoảng 196 người lại có một quán cà phê. Điều này cho thấy văn hóa cà phê rất phổ biến và nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Việt Nam là rất cao. Cà phê không chỉ là một thức uống, mà còn là một phần của lối sống, là nơi giao lưu, làm việc, và thư giãn.

Đến cuối năm 2023, thị trường chuỗi cà phê được dẫn dắt bởi 5 thương hiệu Highlands Coffee, Trung Nguyên E-Coffee, The Coffee House, Phúc Long và Katinat, chiếm tương ứng khoảng 42,5% thị phần.

Mô hình chuỗi cà phê ở Việt Nam thực sự bùng nổ vào giai đoạn 2017 đến 2019 khi các chuỗi thương hiệu nội địa trỗi dậy và sự phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên kể từ sau dịch đến nay, đã có sự soán ngôi các chuỗi thương hiệu, mà gần đây là sự hụt hơi của chuỗi The Coffee House khi hãng này đóng một loạt cửa hàng ở các tỉnh.

Starbucks Việt Nam đóng cửa điểm bán cao cấp duy nhất ở TP.HCM - Ảnh 2.Một chuỗi cà phê từ chối thanh toán tiền mặt

Một chuỗi cà phê lớn đang hoạt động tại thị trường Việt Nam đã từ chối thanh toán tiền mặt tại nhiều điểm bán ở TP.HCM và Hà Nội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp