Khách hàng tải lên mẫu thiết kế, đặt in 3D và nhận hàng ngay tại nhà.
Máy in 3D của Công ty Staples sử dụng vật liệu là các mẩu giấy siêu nhỏ được gắn kết bởi một loại keo đặc biệt. Tuy được làm từ giấy, nhưng độ bền của sản phẩm vẫn tương đương với các sản phẩm làm từ gỗ.
Khác với các máy in 3D thông thường hiện nay, thiết bị của Staples có khả năng in màu.
Staples sẽ mở rộng hệ thống cửa hàng của mình ở các quốc gia trong tương lai gần.
Phóng to |
Máy in 3D Iris của Hãng Mcor được Staples sử dụng cho các đơn đặt hàng - Ảnh: CNET |
Truớc Staples, nhiều công ty khác như Shapeways, Sculpteo, Autodesk… cũng đã manh nha tiếp cận loại hình dịch vụ tiềm năng này. Nhưng Staples là công ty đầu tiên trên thế giới cho phép người tiêu dùng cá nhân tự in những gì mình muốn với số lượng nhỏ.
Video giới thiệu công nghệ in 3D có màu của Staples. Nguồn: Youtube |
Mặc dù công nghệ in 3D đã ra đời từ năm 1982, nhưng các máy in 3D vẫn chưa thật sự phổ biến do giá cả quá cao (khoảng 17.000 USD/chiếc) và nhu cầu người dùng chưa lớn. Tuy nhiên, đây được cho là một công nghệ có thể thay đổi diện mạo ngành thương mại trong tương lai. Khi đó, thay vì tham khảo thông tin từ các cuốn catalogue, người dùng có thể in trực tiếp mẫu sản phẩm từ website để xem truớc.
Máy in 3D cũng được cho là sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo của con người khi ai cũng có thể tạo ra những vật thể để phục vụ công việc và các nghiên cứu của mình. Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng công nghệ in 3D cũng tồn tại mặt hạn chế. Bất cập lớn nhất mà công nghệ này mang lại chính là nỗi lo về nạn vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp. Bởi lẽ chỉ cần vài cú nhấp chuột, người ta đã có thể sao chép chính xác hình dáng của một sản phẩm. Ngoài ra, nếu ai cũng có thể tự in cho mình một chiếc cốc uống nuớc, một chiếc đĩa đựng đồ ăn… thì ngành sản xuất đồ gia dụng sẽ “hết đất sống”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận