15/03/2024 10:38 GMT+7

SpaceX thành công phóng tên lửa vào không gian sau 2 lần thất bại

Sau 2 lần thất bại, SpaceX đã thành công phóng tên lửa Starship vào không gian, bước tiến đầu tiên trong tham vọng định cư trên sao Hỏa của tỉ phú Elon Musk.

Tên lửa Starship rời bệ phóng vào ngày 14-3 - Ảnh: X

Tên lửa Starship rời bệ phóng vào ngày 14-3 - Ảnh: X

Tên lửa Starship rời bệ phóng Starbase ở khu vực Boca Chica, bang Texas vào lúc 8h26 (giờ địa phương) ngày 14-3.

SpaceX cho biết đây là chuyến bay xa nhất và nhanh nhất mà họ từng thực hiện. Ngoài ra, không có bộ phận nào phát nổ trong lúc bay.

Ở 2 lần thử trước, tên lửa đều phóng không thành công, thậm chí là nổ tung trong quá trình vận hành khiến bãi phóng chịu thiệt hại nặng nề.

Mục tiêu của lần thử nghiệm này là chứng minh khả năng đốt cháy nhiên liệu và chất phóng của tàu Starship cũng như hệ thống đẩy Super Heavy (tầng thứ nhất của tên lửa tách ra sau khi tên lửa bay vào không gian).

Tên lửa Starship thất bại ở giai đoạn cuối: bốc cháy dữ dội trong quá trình quay lại thay vì lao xuống Trái đất một cách nhẹ nhàng. Super Heavy sau khi tách khỏi tên lửa cũng lao xuống nhanh hơn dự kiến.

Starship và Super Heavy là những tên lửa lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo. Chúng sở hữu lực đẩy mạnh gấp đôi so với Saturn V, loại tàu đã đưa các phi hành gia trong sứ mệnh Apollo lên Mặt trăng - SpaceX dự định nâng lực đẩy này lên gấp 3.

Tên lửa Starship sẽ phối hợp với tên lửa SLS (NASA) trong sứ mệnh đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng. Lần hạ cánh tiếp theo trên hành tinh này dự kiến diễn ra vào tháng 9-2026.

Dự kiến sẽ có thêm ba cuộc thử nghiệm Starship trong năm nay, nhưng SpaceX vẫn chưa chia sẻ thông tin chi tiết.

Mặc dù cả Super Heavy và Starship đều là phương tiện không gian có thể tái sử dụng, nhưng SpaceX không có kế hoạch dùng lại chúng sau thử nghiệm này.

SpaceX phóng vệ tinh quân sự theo dõi tên lửa siêu thanhSpaceX phóng vệ tinh quân sự theo dõi tên lửa siêu thanh

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các vệ tinh quân sự sẽ tham gia cuộc tập trận theo dõi tên lửa vào cuối năm 2024.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp