Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến tháng 8, cả nước ghi nhận 43.162 ca mắc tay chân miệng, trong đó có 20.063 trường hợp nhập viện, rất may chưa có tử vong.
Ghi nhận tại các BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP.HCM, từ đầu tháng 8, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng liên tục tăng cao. Riêng số trẻ phải nhập viện điều trị trong tháng 8 đã tăng hơn 10% so với những tháng trước đó.
Tháng 9, mùa nhập học cộng với thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để dịch bùng phát
Theo BS Trương Hữu Khanh, trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM), tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Hiện nay, tay chân miệng đã bắt đầu vào mùa và dự báo sẽ tiếp tục tăng cho đến tháng 11-2017.
BS Khanh còn cho biết thêm, nếu lúc trước Khoa Nhiễm - Thần kinh mỗi ngày chỉ điều trị từ 20-30 trẻ mắc tay chân miệng thì hiện tại đã tăng lên 50 trẻ, thậm chí có ngày cao điểm lên đến con số 60.
Trẻ nổi bóng nước phải nghĩ đến tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh do virus đường ruột có họ Picornaviridae gây nên. Chúng lây nhiễm nếu trực tiếp tiếp xúc nước bọt, dịch bọng nước, dịch tiết mũi họng và phân của người nhiễm bệnh.
Hiện tại vẫn chưa tìm ra vắcxin và cách chữa bệnh đặc hiệu mà chỉ dùng thuốc hỗ trợ điều trị. Nhà trẻ là nơi dễ xuất hiện ổ bệnh và lây lan nhanh chóng. Do đó, việc phát hiện, điều trị kịp thời và phòng ngừa bệnh rất quan trọng.
"Mặc dù là bệnh lành tính, điều trị hiệu quả thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, một số trưởng hợp có thể diễn tiến nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí có thể tử vong.
Vì thế, khi thấy trẻ bỏ ăn, quấy khóc, nước miếng chảy nhiều, miệng nổi bóng nước hoặc lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối có bóng nước… thì phụ huynh cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định, phân độ điều trị, hướng dẫn dấu hiệu nặng để theo dõi, tái khám theo lịch hẹn" - BS Khanh cho hay.
Rửa tay thường xuyên để phòng tay chân miệng
Khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh nên cho nghỉ học từ 7-10 ngày để tránh lây truyền cho các trẻ khác. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị tại nhà, dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo chỉ định, cho bé ăn thực phẩm lỏng dễ tiêu hóa, chia thành 3-5 bữa trong ngày đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, ăn).
Cho trẻ nghỉ học, uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C và một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ bị tay chân miệng sớm khỏi bệnh
Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng, uống bổ sung vitamin, khoáng chất và kẽm theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, không cần kiêng tắm như những lời truyền miệng mà phải giữ vệ sinh, tắm với xà phòng sát khuẩn và trong phòng kín gió.
Trong thời gian này, cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao, nếu thấy các dấu hiệu sốt cao không hạ, giật mình, choáng váng, run tay chân, đi đứng không vững thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời để tránh các biến chứng thần kinh nguy hiểm có thể xảy ra.
Để phòng dịch tay chân miệng, cách đơn giản nhất là thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc bằng nước, xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần đồ chơi, vật dụng, nơi sinh hoạt của trẻ. Thực hiện tốt ăn chín, uống sôi, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Các trường học cần vệ sinh, khử trùng phòng học thường xuyên.
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi:
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 - (08) 3891434
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận