Thí sinh này nói bạn đang nằm bệnh viện nhưng xin xuất viện để đi làm thủ tục. Sau đó, nhân viên y tế nhà trường mang thuốc sốt đến phòng thi để thí sinh uống và gửi thêm cho bạn vài liều về nhà uống thêm”. Theo cán bộ coi thi, thí sinh nam này quê từ một tỉnh ở miền Trung vào thi.
Mẹ con xương thủy tinh đi thi
Đó là chị Trần Thị Liên (42 tuổi, ở Kon Tum) và con gái Võ Thị Thanh Thảo dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Chị Liên cho biết chị bị bệnh xương thủy tinh từ nhỏ. Sau khi lập gia đình sinh được Thảo và hai người con thì tất cả đều bị di truyền, chiều cao của mẹ con chị chỉ gần 1m. Do chị bị bệnh tật nên tất cả thu nhập đều dựa vào nghề phụ hồ của chồng rất bấp bênh. Ngày đi thi, hai mẹ con chị Liên được bà con cho ít tiền lận lưng để đón xe từ Kon Tum về Đà Nẵng. Đến nơi, chị được các tình nguyện viên đưa về ở KTX Trường ĐH Bách khoa. Ban quản lý KTX biết mẹ con chị bị bệnh, lại thuộc diện hộ nghèo nên cho ở miễn phí.
Thí sinh khiếm thị từ chối xin đặc cách
Phóng to |
Đó là thí sinh Võ Văn Nhật, học lớp 12/2 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Đà Nẵng - ảnh), dự thi tại hội đồng thi Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng). Bà Nguyễn Thị Anh (mẹ Nhật) chia sẻ: “Nhật bị khiếm thị từ năm 2 tuổi, từ đó đến nay mắt cháu không còn nhìn tỏ mọi vật xung quanh. 12 năm cắp sách đến trường, sinh hoạt trong môi trường của người mù và miệt mài học tập, năm nào Nhật cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi”. Có mặt tại hội đồng thi nơi Nhật sẽ thi bằng hình thức chữ nổi dành cho người mù, thầy giáo Nguyễn Duy Quy (Trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu) chia sẻ: “Ba năm học phổ thông em luôn dẫn đầu lớp. Riêng ba môn toán, lý, hóa em học rất giỏi. Tôi tin rằng với thực lực của mình, em sẽ vượt qua kỳ thi đại học này”. Nhật bộc bạch: “Từ những năm cấp III em đã thích thú việc sau này sẽ trở thành một doanh nhân giỏi. Vì lý do đó em đã không ngần ngại đăng ký dự thi ngành quản trị kinh doanh tổng quát Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng”.
Phòng thi phải... quay lưng lại
Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) có phòng thi có diện tích rộng nên phải bố trí tới bốn giám thị, thí sinh chia làm hai ngồi quay lưng lại. PGS.TS Lê Kim Hùng - chủ tịch điểm thi Trường ĐH Bách khoa - cho biết trong số 37 phòng thi tại điểm thi thì có bốn phòng có diện tích rộng nên bố trí vách ngăn bằng bàn ở giữa rồi thiết kế hai bảng ở đầu và cuối phòng thi để chia hai số thí sinh. Ông Hùng cho biết mỗi phòng thi như vậy được bố trí tối đa 40 thí sinh và bốn giám thị để đảm bảo khoảng cách giữa các thí sinh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận