30/03/2020 11:14 GMT+7

Sống trách nhiệm trong thời COVID-19

DARREN CHUA (người Singapore) - NGỌC ĐÔNG ghi
DARREN CHUA (người Singapore) - NGỌC ĐÔNG ghi

TTO - Bạn đọc nước ngoài chia sẻ suy nghĩ cần có sự ứng xử trách nhiệm, sống tích cực trong thời COVID-19. Đây cũng là lúc các quốc gia tự nhìn lại để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Sống trách nhiệm trong thời COVID-19 - Ảnh 1.

Trẻ em Canada trò chuyện online với bạn bè trong thời gian cách ly ở nhà - Ảnh: Reuters

Trong cơn khủng hoảng hiện tại, chúng ta có thể nhìn rõ hai loại hành vi. Đầu tiên, chúng ta có những người không có trách nhiệm xã hội, những người với thái độ "Tôi chẳng quan tâm" hay "Bị thì bị thôi, tôi sẽ chẳng để thứ đó ngăn cản việc mình vui chơi tiệc tùng". 

Nếu người ta cứ hành xử như vậy, rõ ràng họ chẳng nghĩ đến hậu quả như chẳng may lây cho những người họ yêu thương, bạn bè, đồng nghiệp, hay nghĩ đến gánh nặng mà họ mang đến cho hệ thống y tế.

Thứ hai, chúng ta có những người lo sợ, nghĩ rằng đây là tận thế. Chúng ta có thể thấy cảnh người ta hoảng loạn đi mua hàng hóa, tích trữ đồ ở khắp nơi. Từ khóa mà chúng ta nên tự hỏi bản thân mình là điều đó "có lý" hay không. 

Cá nhân tôi nghĩ chỉ cần mua đủ thực phẩm cho 2-4 tuần trong trường hợp phải ở nhà hay tự cách ly. Chúng ta luôn hi vọng cho những điều tốt nhất, nhưng cũng nên chuẩn bị cho những điều xấu nhất.

Nói đến chuyện ở nhà và tự cách ly, tôi tin rằng mọi người nên nghiêm túc làm như vậy nếu mình có thể. Tôi biết rằng việc đó thật khó chấp nhận đối với những người hướng ngoại và những người thích giao tiếp xã hội, nhưng cần phải hiểu rằng chúng ta đang ở giữa một trận đại dịch. 

Tôi cũng là người hướng ngoại, nhưng tôi đã làm việc ở nhà và hủy bỏ hết các hoạt động bên ngoài không cần thiết suốt 10 ngày nay. Tôi làm vậy vì không muốn mình mắc COVID-19 và trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đang rất căng thẳng.

Thật ra việc ở nhà cũng có cái lợi, ngoài việc có nhiều thời gian hơn để tập thể dục, kỹ năng nấu nướng của tôi cũng cải thiện nhiều và tôi dành thời gian suy nghĩ về mặt tích cực của cơn đại dịch này.

Sống trách nhiệm trong thời COVID-19 - Ảnh 2.

Loài người vẫn tự xưng là "tối cao" trong các sinh vật sống trên hành tinh này, nhưng chúng ta lại bị những sinh vật nhỏ nhất như virus làm tê liệt. 

Điều này nhắc nhở chúng ta về cách mà loài người đã và đang sống như thế nào? Có lẽ đây là thời gian mà chúng ta nên suy ngẫm về cuộc sống của mình. Liệu đây có phải là một hình phạt do chúng ta đối xử tệ với thiên nhiên?

Sau các biện pháp sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ như yêu cầu mọi người ở nhà và giữ khoảng cách xã hội được hầu hết các chính phủ áp dụng, môi trường tự nhiên lại trở nên tươi đẹp hơn trên toàn thế giới. 

Sinh vật biển trở về vùng biển của Ý, bầu trời Bắc Kinh xanh lại nhờ giảm sản xuất và phát thải công nghiệp. Trong khi COVID-19 cướp đi nhiều mạng sống, có lẽ cũng nhiều người sẽ được cứu nhờ giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm công nghiệp. 

Đại dịch này cho chúng ta thấy rằng cách mà các nền kinh tế đã và đang vận hành tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe rất lớn.

Chúng ta hãy can đảm lên! Trung Quốc đã cho thế giới thấy rằng chúng ta có thể thắng cuộc chiến chống lại COVID-19. Đây là lúc chúng ta phải đoàn kết, hợp sức với chính phủ để ngăn chặn virus, để vượt qua thách thức.

Mọi thứ rồi sẽ ổn

Thật kỳ lạ khi một con virus nhỏ bé lại khiến tôi và các bạn suy ngẫm về gần như mọi thứ trong cuộc sống của mình. Khi Chính phủ Canada cảnh báo công dân ở nước ngoài nên nhanh chóng trở về nước trước khi vận tải hàng không quốc tế đảo lộn do các lệnh hạn chế, tôi quyết định ở lại Việt Nam vì cảm thấy an toàn hơn.

Khi đọc trên báo chí về nỗ lực chờ đợi để có tấm vé giờ chót trong căng thẳng, hồi hộp, bay lòng vòng gần 4 ngày của những đồng hương khác để về quê, tôi bỗng nhận ra khi thế giới thay đổi, nơi tôi gọi là nhà, hòn đảo ở bờ đông Canada lại xa xôi trên đường về thế nào.

Tôi luôn cho rằng mình có thể về nhà bất cứ lúc nào (trong tình huống bình thường) khi cần. Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt như dịch bệnh COVID-19, khoảng cách địa lý của hành trình khiến việc về quê gần như không thể.

Tôi phải quá cảnh ở hai sân bay nước ngoài và đợi ở một sân bay khác tại Canada trước khi về đến thành phố của mình. Các chuyến bay ấy đều đã gửi thông báo hủy chuyến.

ryan patey 30-3 2(read-only)

Thậm chí nếu chuyến bay không bị hủy, khi về lại Canada tôi chắc chắn phải cách ly với gia đình mình trong ít nhất 2 tuần. Nếu so sánh số lượng ca bệnh giữa Việt Nam và Canada, tôi thấy rằng nguy cơ nhiễm virus từ quê nhà là cao hơn, Canada nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, quy định là quy định, tôi chắc chắn sẽ tự cách ly vì sự an toàn của tất cả mọi người.

Thật trớ trêu, sau tất cả những nỗ lực vượt trùng dương để về nhà, chúng tôi vẫn phải cách ly 2 tuần với người thân, bạn bè mình, gần đấy mà lại xa. Nhưng xa cũng hóa gần khi chúng ta đang sống trong thời đại mà việc nói chuyện với nhau rất dễ dàng qua Internet bằng một cuộc điện thoại.

Điều này cũng giúp chúng tôi thông tin cho gia đình, bạn bè, người thân về tình hình dịch bệnh ở nơi mình đang sống dễ dàng, giảm bớt những âu lo không cần thiết.

Gần hay xa, xa hay gần, điều đó tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận. Hi vọng sau các biện pháp mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh, chúng ta nhanh chóng về gần với cuộc sống bình thường trước đây của mình. Mọi thứ rồi sẽ ổn. Hoa vẫn nở. Nắng sẽ lên và cuộc sống lại bình thường như chưa bao giờ có sự cách ly.

Ryan Patey (người Canada) - Hồng Vân ghi

Thời gian ở nhà quý giá

Ngay cả khi Chính phủ Nhật Bản chưa khuyến cáo và đưa ra quy định về việc ở nhà và tránh ra ngoài, tôi đã bắt đầu ở nhà và hạn chế tối đa việc ra ngoài. Không phải chỉ vì tôi, mà còn vì những người khác.

Hiện nay mỗi khi đi ra ngoài, tôi cố gắng mua tất cả nhu yếu phẩm mình cần trong một thời gian dài để tránh phải ra ngoài đường nhiều hơn một lần một tuần.

Tôi trân trọng thời gian này vì có nhiều thời gian cho bản thân, không cần phải vội vàng và gấp gáp như thường ngày. Cụ thể, tôi cố gắng dành thời gian đọc sách truyện, học ngoại ngữ, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, dọn dẹp nhà cửa...

Ngoài ra, tôi cố gắng học những công thức mới để tránh lãng phí thực phẩm, cũng như một số cách sắp xếp thực phẩm hợp lý trong tủ lạnh, cách thức giữ thực phẩm lâu hơn. Tôi theo đạo Chúa nên cũng dành thời gian cầu nguyện và tham dự lễ của nhà thờ online.

Thường ngày tôi vô cùng bận rộn, nên đối với tôi đây lại là một cơ hội tốt để dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Cụ thể, mỗi ngày tôi có thể nói chuyện với gia đình tôi lâu hơn cũng như "buôn dưa" với bạn bè. Ở nhà, tôi không những có thời gian cho bản thân mà còn hoàn thành được trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội.

tokyo 30-3 2(read-only)

Nhiều người dân Nhật mua sắm hoảng loạn khiến siêu thị ở Tokyo “cháy hàng” - Ảnh: Hà My

Để có thể giữ cho mình có suy nghĩ tích cực, tôi cũng hạn chế dành thời gian trên mạng xã hội vì hiện nay có không ít người lan truyền thái độ sống tiêu cực cũng như tin giả, tin thiếu chính thống khiến mình dễ "nản lòng" và ảnh hưởng đến tâm lý.

Chính vì vậy, giờ đây tôi chỉ lên mạng để hỏi thăm và liên hệ người thân, gia đình, bạn bè, truy cập những trang báo chính thống cũng như giải trí.

Một vấn đề đi ngược với các giá trị sẻ chia và gắn kết là việc mua sắm quá mức cần thiết trong cơn hoảng loạn. Thay vì chỉ mua những nhu yếu phẩm đủ dùng trong một đến hai tuần, nhiều người biện minh rằng họ mua dư để đảm bảo đủ nhu yếu phẩm trong thời gian khó khăn này.

Tuy nhiên, mua sắm hoảng loạn dễ dẫn đến việc mua những thứ mình không cần và không sử dụng đến, vì hiện tượng này hoàn toàn dựa trên cảm xúc của người mua và khi mua họ không suy nghĩ liệu họ có cần món đồ này hay không. Như vậy, rất nhiều đồ sẽ trở thành rác thải không cần đến, làm hại môi trường.

COVID-19 chắc chắn sẽ qua đi. Chính vì vậy chúng ta cần phải nghĩ đến nhau, và nghĩ đến cả những người trong hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta.

Trong một số trường hợp, tôi mua dư một chút và phát cho những người khó khăn, đặc biệt là người già trong khu vực. Nhưng theo tôi, trách nhiệm cơ bản là chỉ mua vừa đủ dùng để giá thực phẩm và nhu yếu phẩm không bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho người già và người nghèo.

RIE FUJINAMI (người Nhật gốc Philippines) - Hà My ghi

Thông điệp cửa sổ: Kết nối cô đơn mỗi tâm hồn thời COVID-19 Thông điệp cửa sổ: Kết nối cô đơn mỗi tâm hồn thời COVID-19

TTO - Bộ ảnh người dân và những thông điệp ý nghĩa sau ô cửa sổ sẽ kết nối những tâm hồn cô đơn trong mỗi ngôi nhà. Chúng ta sẽ bên nhau vượt qua dịch bệnh mặc dù đang bị tách biệt theo đúng nghĩa đen, trong khoảng thời gian không ai xác định được.

DARREN CHUA (người Singapore) - NGỌC ĐÔNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp