24/11/2022 17:15 GMT+7

Sông Mekong đang đối mặt với nhiều thách thức

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Ngày 24-11, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế đã có phiên họp lần thứ 29. Cùng với đó là phiên họp của hội đồng với các đối tác phát triển, đối thoại và các tổ chức quốc tế.

Sông Mekong đang đối mặt với nhiều thách thức - Ảnh 1.

Các đại biểu dự phiên họp thứ 29 của MRC sáng 24-11 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Chủ trì phiên họp là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà - chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) năm 2022. Tham dự phiên họp có các ủy viên hội đồng của bốn quốc gia thành viên MRC (Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan) cùng đại diện các đối tác phát triển, đối tác đối thoại và các tổ chức quốc tế.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà ủy hội đã đạt được thời gian qua như việc thông qua hai hướng dẫn kỹ thuật quan trọng liên quan tới thiết kế thủy điện dòng chính và đánh giá tác động môi trường nhằm giúp giảm thiểu tác động môi trường xuyên biên giới.

"Cột mốc này đánh dấu sự nỗ lực và kiên trì của các nước thành viên, cùng nhau hành động vì một lưu vực sông Mekong phát triển bền vững", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Sông Mekong đang đối mặt với nhiều thách thức - Ảnh 2.

Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao tại phiên họp - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Tuy vậy, theo đánh giá của đại diện Ủy ban sông Mekong của các nước cho biết dòng sông này đang đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, sử dụng nước thiếu kiểm soát. Cụ thể, đại diện Campuchia cho hay nước sông dâng cao hơn làm ảnh hưởng đến hàng ngàn héc ta lúa của nước này và chính phủ nước này đang cố gắng cứu những người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán. Đại diện của Lào cũng ghi nhận sự quan ngại của các nước trước sự phát triển thủy điện ở nước này.

Còn đại diện của Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị ảnh hưởng lớn bởi thiếu nước, xâm nhập mặn, sạt lỡ, sụt lún ngày càng nghiêm trọng. Để ứng phó với thực trạng này, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch khu vực này theo định hướng phát triển xanh và chuyển đổi số.

Sông Mekong đang đối mặt với nhiều thách thức - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Tại phiên họp, các thành viên MRC đã xem xét thống nhất trong hai năm 2023 - 2024 sẽ tiếp tục nâng cấp các mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước và môi trường cũng như tăng cường các hoạt động chia sẻ thông tin, số liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các quốc gia thành viên và với hai nước thượng nguồn là Trung Quốc và Myanmar. Đồng thời tăng cường tham vấn cộng đồng, người dân bị tác động bởi các công trình thủy điện...

Sông Mekong đang đối mặt với nhiều thách thức - Ảnh 4.

Các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế tại phiên họp - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Những thành viên của MRC nhất trí tuân thủ sứ mệnh mang lại những lợi ích cao nhất cho người dân sống trên lưu vực sông Mekong, vì một "gia đình sông Mekong tươi sáng, thịnh vượng, kết nối và bền vững". Năm 2023, Ủy viên Hội đồng của Campuchia sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch MRC và phiên họp lần thứ 30 MRC dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm 2023 dự kiến tại Campuchia.

Con người sẽ không còn cơ hội thấy cá khổng lồ trên sông Mekong Con người sẽ không còn cơ hội thấy cá khổng lồ trên sông Mekong

TTO - Theo nghiên cứu mới đây của ĐH Nevada (Mỹ), số lượng các loài cá có kích thước lớn ở các sông lớn trên thế giới giảm nghiêm trọng trong hơn 50 năm qua. Trong đó, sông Mekong chịu thiệt hại lớn nhất nhì.

ĐÔNG HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp