12/04/2020 19:51 GMT+7

Sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch COVID-19

N.AN
N.AN

TTO - Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng các kịch bản, phương án, kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch.

Sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng yêu cầu sớm có kịch bản phục hồi kinh tế sau dịch - Ảnh: CHÍNH PHỦ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo số 154/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội ứng phó với đại dịch COVID-19.

Thủ tướng nêu rõ đại dịch COVID-19 tác động nặng nề đến nhiều mặt nên cần tiếp tục tinh thần "khó khăn gấp đôi thì cố gắng gấp ba", duy trì, phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh, có ngay các giải pháp cấp bách, khắc phục triệt để tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm.

Để triển khai cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: khẩn trương xây dựng các kịch bản, phương án, kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4.

Trong đó xem xét kỹ lưỡng, có phương án điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Tổng hợp các ý kiến để đưa vào dự thảo nghị quyết về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội ứng phó với đại dịch COVID-19,.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý có kế hoạch tổ chức lại, kiểm tra, đôn đốc việc đẩy mạnh sản xuất, cơ cấu lại thị trường, đa dạng hóa, mở rộng thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; tìm biện pháp đón nhận các dòng đầu tư...

Có phương án để kịp thời nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất; thúc đẩy sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng; kiểm soát tốt thị trường, giá cả, nhất là mặt hàng thịt lợn và các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá.

Có giải pháp cụ thể, thiết thực về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn, chú ý giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tiết giảm chi phí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tận dụng cơ hội.

Thủ tướng nhấn mạnh phải có quy định cụ thể và chế tài đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương để xảy ra tình trạng chậm giải ngân các dự án đầu tư công ở bộ, ngành, địa phương mình; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm, làm chậm, nhũng nhiễu, gây khó khăn trong triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Có kế hoạch, giải pháp cụ thể bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh dịch bệnh; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm…

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp