Sản xuất giấy tiêu dùng tại Công ty Cổ phần - Ảnh:T.V.N
Xác nhận với Tuổi Trẻ Online về thông tin trên, vị lãnh đạo có thẩm quyền của cho biết Sojitz và Giấy Sài Gòn đã mất gần 3 năm để hoàn tất thương vụ trên.
"Việc Sojitz chọn hình thức tăng tỉ lệ sở hữu tại Giấy Sài Gòn thông qua việc mua số cổ phần cũ và phát hành thêm cổ phần như một sự đầu tư cho phát triển, với mục tiêu hướng đến sản xuất, gia tăng thị phần thông qua thương hiệu mà Giấy Sài Gòn đã phát triển ở thị trường nội địa khá rõ", vị này thông tin.
Cũng theo nguồn tin trên, không chỉ hướng đến mục tiêu tăng công suất sản xuất của Giấy Sài Gòn trong lĩnh vực giấy vệ sinh và giấy công nghiệp, việc đầu tư thêm dây chuyền sản xuất hướng đến khả năng xuất khẩu cũng đã được nhà đầu tư Nhật Bản tính đến.
Như vậy, gần 5 năm sau khi Công ty cổ phần Mai và cộng sự (Mai & CO) do ông Mai Hữu Tín làm Chủ tịch HĐQT mua lại toàn bộ số cổ phần (và nợ) của Công ty giấy Daio (Nhật) đã đầu tư vào Giấy Sài Gòn trước đó với tỉ lệ sở hữu 42,3%, tương đương 416 tỉ đồng vốn điều lệ ở thời điểm tháng 9-2013, tỉ lệ cổ phần 57,7% còn lại lúc bấy giờ vẫn thuộc về ông Cao Tiến Vị - nhà sáng lập - và hai quỹ đầu tư Bridgehead, BVIM cùng một số cổ đông khác.
Hiện ông Cao Tiến Vị đã bàn giao vai trò CEO cho cổ đông mới và chỉ còn là cổ đông sáng lập tại doanh nghiệp này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận