24/06/2023 16:45 GMT+7

Sợi carbon trên thân tàu lặn Titan bị nghi là thủ phạm thảm kịch

Các chuyên gia cho biết sợi carbon - một trong những vật liệu để chế tạo thân tàu lặn Titan, chưa được thử nghiệm nhiều lần ở độ sâu khắc nghiệt 4.000m.

Tàu lặn Titan khi vữa lao xuống biển - Ảnh: WFLAJosh

Tàu lặn Titan khi vừa lao xuống biển - Ảnh: WFLAJosh

Chiếc tàu lặn Titan có một không hai đã bị ép dẹp rồi nổ tung khi đang hạ xuống vị trí của xác tàu Titanic trong tuần này, giết chết cả 5 người trên tàu. Thân tàu Titan được chế tạo bằng vật liệu thử nghiệm: sợi carbon.

Các chuyên gia cho rằng tàu Titan đã không được kiểm tra áp suất nhiều lần ở độ sâu 4.000m trước khi đi vào hoạt động kinh doanh thực sự.

Nghi vấn 'thủ phạm' khiến tàu lặn Titan phát nổ, làm 5 người chết

Vài ngày sau khi tàu lặn Titan được thông báo mất tích kéo theo một cuộc tìm kiếm quy mô lớn, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết hôm 22-6 chiếc tàu đã phát nổ. Đến nay, các quan chức vẫn chưa biết cụ thể tàu nổ khi nào và tại sao.

Vụ nổ của tàu lặn Titan đang được điều tra.

Tàu lặn Titan nặng 10.432kg được làm bằng “titan và sợi carbon quấn dây tóc”, đã “được chứng minh là một con tàu an toàn và thoải mái", có thể “chịu được áp lực to lớn của đại dương sâu thẳm”, OceanGate cho biết trên trang web của mình.

“Đổi mới là một điều tuyệt vời - ông Bart Kemper - kỹ sư cơ khí thuộc Hiệp hội Công nghệ hàng hải, bình luận - Nhưng mọi thứ mới và chưa được thử nghiệm đều dẫn đến sự không chắc chắn, và dễ dẫn đến rủi ro".

Mặc dù sợi carbon từ lâu đã được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ, nhưng ông Kemper cho biết nó chưa được chứng minh là có thể chịu được áp suất dưới biển sâu 4.000m và phải trải qua nhiều lần thử nghiệm.

Xác tàu Titanic nằm ở độ sâu 4.000m. Đó là độ sâu đáng kể so với khoảng 600m hoặc 900m mà một tàu ngầm điển hình của Hải quân Mỹ hạ xuống.

Các chuyên gia giải thích với Đài NBC News, ở độ sâu của Titanic, áp lực nước lớn hơn gần 400 lần so với ở bề mặt đại dương. Áp suất khoảng 6.000 PSI sẽ đè lên mỗi inch vuông bên ngoài của Titan. Trong khi áp suất ở mực nước biển chỉ 14,7 PSI.

“Đó là một thiết kế không được sử dụng theo cách ở độ sâu này”, ông Kemper nói.

Ngược lại, các tàu ngầm của Hải quân Mỹ được chế tạo bằng thép carbon, một “vật liệu đã qua thử nghiệm” đáng tin cậy và được hiểu thấu đáo, theo đại úy David Marquet - một chỉ huy tàu ngầm của hải quân đã nghỉ hưu.

Ông Marquet cho biết sợi carbon là một vật liệu tương đối mới, đặc biệt là để chế tạo vỏ tàu ngầm. Ông nói cần phải tiến hành nhiều lần lặn, kiểm tra, chụp X-quang và siêu âm để hiểu đầy đủ cách vật liệu phản ứng với ứng suất và áp suất theo thời gian.

Ông Marquet cho biết tàu lặn Titan đã lặn sâu gấp 10 lần so với tàu ngầm mà hải quân sử dụng, điều đó có nghĩa là nó phải chịu áp lực gấp 10 lần.

Độ sâu xác tàu Titanic bằng 13 lần chiều cao tháp EiffelĐộ sâu xác tàu Titanic bằng 13 lần chiều cao tháp Eiffel

Ở độ sâu 4.000m dưới mực nước biển, vị trí nghi mất tích của con tàu lặn ngắm Titanic cao gấp 13 lần chiều cao tháp Eiffel (Pháp) và hơn gấp đôi các ngọn núi ở Grand Canyon (Mỹ).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp